Mẫu Hợp Đồng Đặt Cọc Mua Đất, Mua Nhà Mới Nhất

Mẫu hợp đồng đặt cọc mua đất, mua nhà là loại hợp đồng rất phổ biến hiện nay. Vậy mẫu hợp đồng đặt cọc mua đất gồm những nội dung gì? Hãy cùng văn bản kế toán tìm hiểu trong bài viết sau.

>>>Tham khảo: Học Kế Toán Thực Hành Tổng Hợp Ở Đâu Tốt Nhất

1. Các nội dung trong mẫu hợp đồng đặt cọc mua đất, mua nhà

Các nội dung chính trong hợp đồng đặt cọc mua đất, mua nhà thường bao gồm:

  • Thông tin cá nhân của 2 bên đặt cọc và nhận cọc
  • Tài sản đặt cọc (nội dung chi tiết)
  • Mục đích đặt cọc là gì
  • Thời hạn đặt cọc, ghi rõ ngày tháng năm
  • Quyền và nghĩa vụ của hai bên
  • Trách nhiệm khi vi phạm hợp đồng đặt cọc
  • Phương thức giải quyết tranh chấp
  • Chữ ký của hai bên

2. Mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán đất

Mau-Hop-dong-mua-ban-nha-dat-thong-dung

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – tự do – hạnh phúc

——-o0o——

HỢP ĐỒNG ĐẶT CỌC

(V/v: Chuyển nhượng quyền sử dụng đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất)

Hôm nay, ngày ….. tháng ….. năm ……, tại ……………………………. chúng tôi gồm:

Bên đặt cọc (Sau đây gọi tắt là Bên A)

Ông: ………………………………………………………………………………………..

Sinh năm: ……………………………………………………………………………..

CMND/CCCD số: …………………… do …………………………………… cấp ngày …………..

Hộ khẩu thường trú tại: ………………………………………………………………………………….

Bà: ……………………………..…………………………………………………………….

Sinh năm: ……………………………………………………………………………….

CMND/CCCD số: …………………… do …………………………………… cấp ngày …………..

Hộ khẩu thường trú tại: …………………………………………………………………………………

Bên nhận đặt cọc(Sau đây gọi tắt là Bên B)

Ông: …………………………..………………………………………………………………

Sinh năm: ………….…………………………………………………………………….

CMND/CCCD số: …………………… do …………………………………… cấp ngày …………..

Hộ khẩu thường trú tại: …………………………………………………………………………………

Bà: ……………………………..…………………………………………………………….

Sinh năm: ……………………………………………………………………………….

CMND/CCCD số: …………………… do …………………………………… cấp ngày …………..

Hộ khẩu thường trú tại: …………………………………………………………………………………

Các bên tự nguyện cùng nhau lập và ký Hợp đồng đặt cọc này để bảo đảm thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất theo các thoả thuận sau đây:

Điều 1: Đối tượng hợp đồng

1. Đối tượng của Hợp đồng này là số tiền ……… đồng (Bằng chữ : ………………… đồng chẵn) tiền Việt Nam hiện hành mà bên A đặt cọc cho bên B để được nhận chuyển nhượng [1] ……. thửa đất số ….., tờ bản đồ số …… và tài sản gắn liền với đất tại địa chỉ ………………… theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ……… số ……………..; Số vào sổ cấp GCN số …………….. do …………………………. cấp ngày ……………… mang tên …………………………

Thông tin cụ thể như sau:

1. Quyền sử dụng đất:

– Diện tích đất chuyển nhượng: …….. m2(Bằng chữ: ………………… mét vuông)

– Thửa đất:  ……………………………… – Tờ bản đồ: ………………….

– Địa chỉ thửa đất:  …………………………………………..……………………………………………

– Mục đích sử dụng: …………………………………. Đất ở: ……….. m2

– Thời hạn sử dụng: ……….…………………………………………………………….

– Nguồn gốc sử dụng: …………………………………………………..……………………………

2. Tài sản gắn liền với đất:

Loại nhà: ……………………..;   – Diện tích sàn xây dựng:  …………..m2

– Kết cấu nhà:  ……………….. ;   – Số tầng: …………………………….

– Thời hạn sử dụng…………….. ;  – Năm hoàn thành xây dựng : ………….

2. Bằng Hợp đồng này, Bên A đồng ý đặt cọc và Bên B đồng ý nhận tiền đặt cọc số tiền trên để bảo đảm thực hiện việc chuyển nhượng và nhận chuyển nhượng toàn bộ quyền sử dụng đất[2] ……………………… theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và theo hiện trạng nhà thực tế nêu trên với các thỏa thuận dưới đây:

2.1. Giá chuyển nhượng: Giá chuyển nhượng toàn bộ nhà đất (theo hiện trạng sử dụng thực tế kèm theo toàn bộ trang thiết bị và nội thất hiện có trong nhà) nêu trên được hai bên thỏa thuận là: ………….. đồng (Bằng chữ :……………. đồng) tiền Việt Nam hiện hành.

Giá thỏa thuận này cố định trong mọi trường hợp, không tăng, không giảm khi giá thị trường biến động (nếu có).

2.2 Phương thức đặt cọc và thanh toán:[3]

………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………

*) Thời hạn đặt cọc:  ……. ngày kể từ ngày các bên lập và ký Hợp đồng này.

2.3.  Việc bàn giao, nhận bàn giao nhà đất và đăng ký sang tên quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất:[4]

………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………

2.4. Nghĩa vụ nộp thuế, phí, lệ phí:

Hai bên thoả thuận:[5] ………………………………………………………………….

Điều 2:  Phạt hợp đồng[6]

………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………

Điều 3: Phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng

Trong quá trình thực hiện Hợp đồng này, nếu phát sinh tranh chấp thì các bên cùng nhau thương lượng giải quyết trên nguyên tắc tôn trọng quyền lợi của nhau; trong trường hợp không giải quyết được thì một trong hai bên có quyền khởi kiện để yêu cầu Toà án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

Điều 4:Cam đoan của các bên

Bên A và Bên B chịu trách nhiệm trước pháp luật về những lời cam đoan sau đây:

1. Bên A cam đoan:

– Những thông tin về nhân thân đã ghi trong Hợp đồng này là đúng sự thật;

– Việc giao kết hợp đồng này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối và không bị ép buộc;

– Đã tìm hiểu rõ nguồn gốc nhà đất nhận chuyển nhượng nêu trên.

– Thực hiện đúng và đầy đủ các thoả thuận đã ghi trong Hợp đồng này.

2. Bên B cam đoan:

– Những thông tin về nhân thân, về nhà đất đã ghi trong Hợp đồng này là đúng sự thật;

– Nhà đất mà Bên B đã nhận tiền đặt cọc để chuyển nhượng cho Bên A thuộc quyền sử dụng hợp pháp của Bên B và không là tài sản bảo đảm cho khoản vay của bên B tại Ngân hàng.

– Tính đến thời điểm giao kết hợp đồng này bên B cam đoan nhà đất nêu trên không có tranh chấp, không nằm trong quy hoạch; chưa nhận tiền đặt cọc hay hứa bán cho bất kỳ ai; không bị kê biên để đảm bảo thi hành án.

– Bên B cam đoan sau ngày lập và ký Hợp đồng này, bên B không đưa tài sản nêu trên tham gia giao dịch nào dưới bất kỳ hình thức nào.

– Việc giao kết Hợp đồng này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối và không bị ép buộc;

– Thực hiện đúng và đầy đủ các thỏa thuận đã ghi trong Hợp đồng này.   

Điều 5:   Điều khoản chung

1. Hợp đồng này có hiệu lực ngay sau khi hai bên ký kết.

2. Việc thanh toán tiền, bàn giao giấy tờ, thửa đất phải được lập thành Văn bản và có xác nhận của hai bên.

3. Các bên đã đọc nguyên văn bản Hợp đồng này, hiểu rõ quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của mình và hậu pháp lý của việc giao kết Hợp đồng này.

Hợp đồng này gồm …. (…..) tờ, …. (…….) trang và được lập thành …. (……) bản có giá trị như nhau, mỗi bên giữ  … (……) bản để thực hiện.

Các bên ký dưới đây để làm chứng và cùng thực hiện.

BÊN ĐẶT CỌC

(Ký, ghi rõ họ tên)

BÊN NHẬN ĐẶT CỌC

(Ký, ghi rõ họ tên)

[1] Toàn bộ hay một phần

[2] Căn cứ vào tài sản nhận đặt cọc là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở hay quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền trên đất

[3] Phương thức đặt cọc và thanh toán tùy vào từng thỏa thuận của các bên. Có thể đặt cọc thành mấy đợt hoặc thanh toán luôn thành 01 đợt.

[4] Phương thức bàn giao, đăng ký sang tên do các bên thỏa thuận. Thỏa thuận về thời gian bàn giao, phương thức bàn giao, ai là người đi đăng ký sang tên, thời hạn bao lâu, khi nào ký hợp đồng chuyển nhượng qua công chứng

[5] Gồm các loại thuế, phí: – Phí Công chứng Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất; Thuế thu nhập cá nhân; Lệ phí trước bạ; Phí thẩm định; Hóa đơn VAT; Thuế sử dụng đất hàng năm (nếu bên B nợ);

[6] Nếu hai bên không thực hiện theo thỏa thuận thì cũng nêu rõ cách thức phạt hợp đồng

Tải ngay mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán đất file word tại Mau-hop-dong-dat-coc

3. Cách ghi hợp đồng đặt cọc nhà đất

hop-dong-mua-ban-nha-dat

3.1 Các thông tin về nhà, đất

  • Hiện nay có một số loại giấy chứng nhận nhà, đất có giá trị pháp lý như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
  • Thông tin về thửa đất và nhà ở ghi chính xác theo đúng thông tin trên giấy chứng nhận.
  • Diện tích đất có thể ghi theo diện tích thực tế hoặc diện tích trên giấy chứng nhận tùy vào thỏa thuận giữa 2 bên.

3.2 Giá chuyển nhượng nhà, đất

Giá chuyển nhượng nhà, đất nên ghi đúng thực tế. Trong một số trường hợp, hai bên thỏa thuận và ghi giá chuyển nhượng đất thấp hơn để giảm thuế TNCN và lệ phí trước bạ nhưng sẽ gặp phải một số vấn đề như sau:

  • Nếu giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong hợp đồng thấp hơn giá đất của bảng giá đất do UBND cấp tỉnh ban hành thì lệ phí trước bạ và thuế TNCN sẽ được tính theo giá mà UBND cấp tỉnh quy định.
  • Bên mua có thể không trả đủ số tiền thực tế mà chỉ trả giống như hợp đồng cho bên bán. 

3.3 Quy định về thuế và lệ phí

Khi mua bán nhà, đất thì bạn cần đóng các loại thuế và lệ phí như thuế TNCN, lệ phí trước bạ, phí thẩm định hồ sơ cấp giấy chứng nhận.

  • Thuế thu nhập cá nhân

Bên chuyển nhượng sẽ có nghĩa vụ nộp thuế TNCN nếu hai bên không có thỏa thuận khác. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế chậm nhất là ngày thứ 10 kể từ khi chuyển nhượng có hiệu lực. Trong trường hợp, hai bên thỏa thuận và bên nhận chuyển nhượng là người nộp thuế TNCN thì thời điểm nộp thuế chậm nhất là thời điểm làm thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất.

  • Lệ phí trước bạ

Thông thường thì bên nhận chuyển nhượng sẽ là người nộp lệ phí trước bạ khi đăng ký sang tên, tuy nhiên, hai bên có thể thỏa thuận với nhau.

  • Phí thẩm định hồ sơ cấp Giấy chứng nhận

Phí thẩm định hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là khoản thu đối với công việc thẩm định hồ sơ, các điều kiện cần và đủ đảm bảo việc thực hiện cấp giấy chứng nhận (bao gồm cấp, cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận và chứng nhận biến động vào giấy chứng nhận đã cấp) theo quy định của pháp luật.

Phí thẩm định hồ sơ cấp giấy chứng nhận do bên nhận chuyển nhượng nộp theo thông thường nhưng các bên được phép thỏa thuận về người nộp.

3.4 Chuyển giao giấy tờ và nghĩa vụ đăng ký

Thường thì người đăng ký biến động sẽ là bên nhận chuyển nhượng. Bên chuyển nhượng có nghĩa vụ giao giấy tờ về quyền sử dụng đất cho bên chuyển nhượng trước khi ký hợp đồng để đăng ký biến động.

4. Một số lưu ý về hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất

4.1 Phải ghi “đặt cọc” trong hợp đồng

Theo quy định của pháp luật thì khi một trong các bên từ chối giao kết, thực hiện hợp đồng sẽ phải chịu phạt cọc, trừ khi hai bên có thỏa thuận khác.

Nếu bên dự định mua giao tiền cho bên bán nhưng không thỏa thuận là đặt cọc hoặc chỉ có giấy biên nhận tiền nhưng trong giấy đó không ghi là đặt cọc thì sẽ không bị phạt cọc. Bởi hai bên không thỏa thuận là đặt cọc thì khi đó được coi là “tiền trả trước”. Nếu các bên không chuyển nhượng đất thì khoản tiền trả trước sẽ xử lý như sau:

– Bên đưa tiền không thực hiện hợp đồng thì khoản tiền trả trước sẽ được nhận lại và không chịu phạt, trừ khi các bên có thỏa thuận khác.

– Nếu bên nhận tiền không thực hiện hợp đồng thì chỉ phải trả lại khoản tiền trả trước và không chịu phạt cọc, trừ khi các bên có thỏa thuận khác.

4.2 Quy định về mức phạt cọc nếu không mua bán đất

Theo đó, mức phạt cọc được quy định như sau:

– Nếu bên đặt cọc không mua đất nữa thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận cọc

– Nếu bên nhận đặt cọc không bán đất thì phải trả cho bên đặt cọc số tiền đã đặt cọc và khoản tiền bị phạt cọc.

Trên đây là mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất và các vấn đề liên quan. Hy vọng bài viết giúp ích cho bạn đọc khi mua bán nhà, đất.

>>Xem thêm:

Tổng Hợp Mẫu Giấy Xác Nhận Mới Nhất

Tổng Hợp Mẫu Bảng Báo Giá Chuyên Nghiệp Nhất

Tổng Hợp Mẫu Hợp Đồng Thuê Nhà Chuẩn Và Cập Nhật Mới Nhất

Mẫu Giấy Xác Nhận Lương Trong Các Trường Hợp Mới Nhất

Mẫu Giấy Biên Nhận Tiền Mới Nhất

1/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *