Các Loại Báo Cáo Nội Bộ Công Ty – Kế Toán Cần Biết
Báo cáo tài chính nội bộ là công việc hết sức quan trọng của doanh nghiệp, đánh giá một cách chính xác nhất về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp ra sao.
Vậy báo cáo tài chính nội bộ gồm có những gì và được xây dựng như thế nào sẽ được giải đáp ở bài viết dưới đây của Văn bản kế toán
I. Báo Cáo Nội Bộ Là Gì?
Báo cáo nội bộ là hệ thống công cụ quản trị không thể thiếu cho mọi nhà quản lý doanh nghiệp các phòng ban trong công ty. Báo cáo nội bộ công ty nhằm phục vụ chủ yếu cho đội ngũ lãnh đạo của công ty hoặc những đối tượng liên quan có hưởng lợi ích trong quá trình hoạt động của công ty như là các cổ đông, các nhà đầu tư.
Các loại báo cáo nội bộ công ty thường được thống kế và tổng hợp định kỳ theo tuần, theo tháng, theo quý hoặc theo năm.
Báo cáo nội bộ là căn cứ để đưa ra các quyết định phù hợp để điều chỉnh hoạt động của doanh nghiệp, phát triển điều kiện kinh doanh, điều phối nhân sự, áp dụng các chương trình đặc biệt, phát huy các điểm mạnh và nhanh chóng khắc phục các khuyết điểm để có được kết quả tốt hơn trong thời gian tới, phát triển tốt hơn.
Khi đã có được các báo cáo nội bộ, doanh nghiệp sẽ kịp thời quan sát, xét duyệt các thông tin trong báo cáo. Trong trường hợp có sai sót hay điều chỉnh sẽ kịp thời sửa chữa và hoàn thiện.
Trong thời điểm cuối năm là lúc doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ đóng thuế thì báo cáo nội bộ là cơ sở để cho các cơ quan nhà nước kiểm duyệt. Báo cáo nội bộ cũng là những thông tin bí mật để sử dụng trong nội bộ của doanh nghiệp, không muốn chia sẻ, công bố ra bên ngoài để tránh ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Tham khảo: Học Kế Toán Thực Hành Tổng Hợp TPHCM
II. Các Loại Báo Cáo Nội Bộ Kế Toán Cần Biết
1. Mẫu báo cáo tài chính nội bộ
Khác với mẫu báo cáo tài chính thông thường, báo cáo tài chính nội bộ được thiết kế xuất phát trực tiếp cung cấp thông tin tài chính cho nhà điều hành và nội bộ quản lý doanh nghiệp.
Báo cáo tài chính nội bộ được hầu hết các doanh nghiệp sử dụng, được làm định kỳ giống như báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
Tuy nhiên thì báo cáo tài chính nội bộ là là bản báo cáo thực tế, không được xử lý, thêm thắt, hoặc có thể bao gồm một số khoản chi phí không có chứng từ nên không được tính vào chi phí khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
Do vậy doanh thu và lợi nhuận ghi trên báo cáo tài chính nội bộ có thể cao hơn nhiều so với báo cáo tài chính mà doanh nghiệp công bố ra bên ngoài.
Thông thường, báo cáo tài chính nội bộ cũng có những văn bản giống như báo cáo tài chính của doanh nghiệp như:
- Bảng cân đối kế toán
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Báo cáo tài chính nội bộ là một trong những hoạt động không thể thiếu đối với mỗi doanh nghiệp. Hàng tháng, hàng quý, hàng năm doanh nghiệp đều có thể yêu cầu lập báo cáo tài chính nội bộ để triển khai chiến lược ngắn cho thời hạn sắp tới.
Vậy nên báo cáo này giữ vai trò:
- Giúp xác định rõ và chính xác tình hình kinh doanh, lỗ lãi thực tế của doanh nghiệp.
- Giúp xác định hiệu quả chiến lược, công việc đang áp dụng thực tế.
- Giúp xác định điểm hòa vốn và cân đối tài sản doanh nghiệp.
- Giúp thể hiện quy mô và cơ cấu tài sản mà doanh nghiệp đang nắm giữ.
- Giúp thể hiện chính xác khả năng tạo lợi nhuận, là căn cứ để xác định khả năng tham gia các dự án đầu tư mới.
2. Mẫu báo cáo kết quả kinh doanh nội bộ
Báo cáo kết quả kinh doanh nội bộ được doanh nghiệp lập ra để báo cáo tình hình kinh doanh nội bộ của doanh nghiệp bao gồm các hoạt động thu chi, lợi nhuận, thua lỗ trong quá trình phát sinh trong quá trình kinh doanh.
Báo cáo kết quả kinh doanh nội bộ giúp cho nhà quản lý doanh nghiệp, nhà thành lập doanh nghiệp có thể nắm bắt kịp thời tình hình tài chính, kinh doanh của doanh nghiệp. Từ bảng báo cáo kết quả kinh doanh nội bộ mà doanh nghiệp có thể vạch ra các định hướng phát triển trong tương lai đồng thời có các biện pháp khắc phục kịp thời các tình trạng khẩn cấp.
Báo cáo kinh doanh nội bộ của doanh nghiệp là cơ sở để lập báo cáo tài chính cuối năm của doanh nghiệp để gửi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền và thực hiện các nghĩa vụ bắt buộc.
3. Mẫu báo cáo thu chi nội bộ
Báo cáo thu chi nội bộ khá giống như các bản báo cáo khác như báo cáo tiến độ công việc thi công, báo cáo thực hiện mục tiêu công ty, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo doanh thu, báo cáo đánh giá rủi ro. Có thể hiểu báo cáo thu chi nội bộ là loại báo cáo ghi chép lại toàn bộ những thu chi phát sinh trong doanh nghiệp.
Báo cáo thu chi nội bộ mang lại nhiều ý nghĩa đối với cá nhân và doanh nghiệp.
Theo đó, đối với nhân viên kế toán nội bộ, báo cáo thu chi nội bộ phản ánh tình hình hoạt động của họ để báo cáo lên cấp trên về những công việc mà họ đã thực hiện.
Còn đối với doanh nghiệp, báo cáo thu chi nội bộ đem lại nhiều lợi ích. Ví dụ mẫu báo cáo thu chi nội bộ giúp bộ phận quản lý doanh nghiệp nắm được tình hình hoạt động của dòng tiền ra vào trong công ty cũng như giúp họ kiểm tra và theo dõi được năng lực làm việc của nhân viên.
Ngoài ra báo cáo thu chi nội bộ cũng thể hiện được một phần năng lực của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có sự phát triển mạnh mẽ sẽ thường diễn ra các hoạt động thu chi. Qua đó khách hàng hoặc là đối tác có thể nắm bắt, đánh giá phần nào năng lực của doanh nghiệp và từ đó có đưa ra quyết định đầu tư hợp tác hay là không.
Bài viết trên đây là nội dung chi tiết về các loại kế toán nội bộ doanh nghiệp mà kế toán cần phải biết. Mong rằng những chia sẻ của Văn bản kế toán trong bài viết hữu ích với bạn đọc!
Xem thêm: