Dự phòng bảo hành sản phẩm theo thông tư 48

Xử lý các khoản dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng

Dưới đây Văn bản kế toán sẽ hướng dẫn việc trích lập và xử lý các khoản dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng tại doanh nghiệp theo Thông tư mới nhất

Căn cứ pháp lý: Thông tư 48/2019/TT-BTC được Bộ tài chính ban hành ngày ngày 08  tháng 8 năm 2019 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 10 năm 2019 và áp dụng từ năm tài chính 2019

Dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, công trình xây dựng: là dự phòng chi phí cho những sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, công trình xây dựng đã bán, đã cung cấp hoặc đã bàn giao cho người mua nhưng doanh nghiệp vẫn có nghĩa vụ phải tiếp tục sửa chữa, hoàn thiện theo hợp đồng hoặc theo cam kết với khách hàng.

>> Dự phòng giảm giá hàng tồn kho theo thông tư 48/2019/TT-BTC

1. Nguyên tắc trích lập các khoản dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng

  • Các khoản dự phòng được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN trong kỳ báo cáo năm để bù đắp tổn thất có thể xảy ra trong kỳ báo cáo năm sau; đảm bảo cho doanh nghiệp phản ánh giá trị hàng tồn kho, các khoản đầu tư không cao hơn giá trên thị trường và giá trị của các khoản nợ phải thu không cao hơn giá trị có thể thu hồi được tại thời điểm lập BCTC năm.
  • Thời điểm trích lập dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình là thời điểm lập BCTC năm incoterm 2010
  • Doanh nghiệp xem xét, quyết định việc xây dựng quy chế về quản lý vật tư, hàng hóa, quản lý danh mục đầu tư, quản lý công nợ để hạn chế các rủi ro trong kinh doanh, trong đó xác định rõ trách nhiệm của từng bộ phận, từng người trong việc theo dõi, quản lý vật tư, hàng hoá, các khoản đầu tư, thu hồi công nợ.
  • Doanh nghiệp không trích lập dự phòng rủi ro cho các khoản đầu tư ra nước ngoài.

2. Đối tượng và điều kiện lập dự phòng bảo hiểm sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng

Đối tượng là những sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng do doanh nghiệp thực hiện đã bán, đã cung cấp hoặc đã bàn giao cho người mua còn trong thời hạn bảo hành và doanh nghiệp vẫn có nghĩa vụ phải tiếp tục sửa chữa, hoàn thiện, bảo hành theo hợp đồng hoặc cam kết với khách hàng.

3. Mức trích lập các khoản dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng

Doanh nghiệp dự kiến mức tổn thất để trích lập dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng đã tiêu thụ và dịch vụ đã cung cấp trong năm và tiến hành lập dự phòng cho từng loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng có cam kết bảo hành. 

Tổng mức trích lập dự phòng bảo hành của các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng theo cam kết với khách hàng nhưng tối đa không quá 05% tổng doanh thu tiêu thụ trong năm đối với các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ và không quá 05% trên giá trị hợp đồng đối với các công trình xây dựng.  khóa học trưởng phòng hành chính nhân sự

4. Sau khi lập dự phòng cho từng loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng doanh nghiệp tổng hợp toàn bộ khoản dự phòng vào bảng kê chi tiết. Bảng kê chi tiết là căn cứ để hạch toán vào chi phí của doanh nghiệp trong kỳ. 

5. Tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm, căn cứ tình hình tiêu thụ, bàn giao sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng và các cam kết bảo hành tại hợp đồng hoặc các văn bản quy định liên quan, doanh nghiệp thực hiện trích lập dự phòng và các quy định sau:

  • Nếu số dự phòng phải trích lập bằng số dư khoản dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng đã trích lập ở báo cáo năm trước đang ghi trên sổ kế toán, doanh nghiệp không được trích lập bổ sung khoản dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng. hợp đồng thuê nhà
  • Nếu số dự phòng phải trích lập cao hơn số dư khoản dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng đã trích lập ở báo cáo năm trước đang ghi trên sổ kế toán, doanh nghiệp trích lập bổ sung số chênh lệch đó và ghi nhận vào chi phí trong kỳ.
  • Nếu số dự phòng phải trích lập thấp hơn số dư khoản dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng đã trích lập ở báo cáo năm trước đang ghi trên sổ kế toán, doanh nghiệp thực hiện hoàn nhập phần chênh lệch đó và ghi giảm chi phí trong kỳ.
  • Hết thời hạn bảo hành, nếu sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng không phải bảo hành hoặc số dự phòng phải trả về bảo hành của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng lớn hơn chi phí thực tế phát sinh thì số dư còn lại được hoàn nhập vào thu nhập trong kỳ của doanh nghiệp. khóa học tài chính

Trên đây là cách xử lý các khoản dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng theo quy định của Thông tư 48/2019/TT-BTC. Các bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Hướng dẫn xử lý các khoản dự phòng tổn thất các khoản đầu tư

Văn bản kế toán chúc các bạn thành công!

Xem thêm: Học kế toán trưởng ở đâu?

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *