Quyền lợi và hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội tự nguyện

Quyền lợi và hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội tự nguyện

Ngoài việc tham gia BHXH bắt buộc công dân Việt Nam có thể tham gia BHXH tự nguyện. Vì là BHXH tự nguyện nên người tham gia bảo hiểm sẽ phải chủ động tìm hiểu kỹ càng về các quyền và nghĩa vụ của mình, trong đó được quan tâm nhiều nhất chính là quyền lợi khi tham gia và hồ sơ hưởng quyền lợi như thế nào?

>>>> Bài viết được xem nhiều: Học kế toán thực hành ở đâu tốt nhất

I. Quyền lợi khi tham gia BHXH tự nguyện

Khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện người lao động sẽ được hưởng các quyền lợi

1. Được hưởng Lương hưu và Bảo hiểm y tế:

a) Điều kiện:

– Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên.

– Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện mà trước đó đã có tổng thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ 20 năm trở lên, trong đó có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên thì được hưởng lương hưu theo quy định. học nguyên lý kế toán ở đâu tốt

– Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện mà trước đó đã có tổng thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ 20 năm trở lên, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên, được hưởng lương hưu với mức thấp hơn.

– Người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên, được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với mức lương hưu của người đủ điều kiện khi: Nam đủ 50 tuổi trở lên, nữ đủ 45 tuổi trở lên hoặc có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì không kể tuổi đời. học kế toán thực hành ở đâu tốt

Lưu ý: Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá 5 năm so với thời gian quy định, kể cả những người đã có từ đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên mà chưa nhận bảo hiểm xã hội một lần có nhu cầu tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thì được đóng tiếp cho đến khi đủ 20 năm.

b) Mức hưởng: tin học văn phòng cơ bản

– Mức lương hưu hàng tháng = Tỷ lệ hưởng lương hưu X Lương bình quân đóng BHXH

+ 15 năm đầu = 45% ; học nghiệp vụ xuất nhập khẩu ở đâu

+ Cộng thêm mỗi năm kế tiếp = 2% (nam) hoặc 3% (nữ)

Lưu ý: Mức hưởng lương hưu tối đa = 75%

2. Được điều chỉnh lương hưu:

Lương hưu được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá sinh hoạt từng thời kỳ, theo công bố của Nhà nước.

3. Được trợ cấp 1 lần khi nghỉ hưu:

Khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu hàng tháng còn được nhận trợ cấp 1 lần.  Mức trợ cấp tính từ năm đóng BHXH thứ 26 (nữ) và năm thứ 31 (nam). Mỗi năm được hưởng 0,5 tháng mức thu nhập bình quân đóng BHXH. học phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp

Quyền lợi và hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội tự nguyện

4. Được trợ cấp BHXH 1 lần:

a) Điều kiện:

– Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi có dưới 15 năm đóng bảo hiểm xã hội.

– Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội mà không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội.

– Chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội mà không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội và có yêu cầu nhận bảo hiểm xã hội một lần.

– Ra nước ngoài để định cư. học kế toán thực hành ở tphcm

b) Mức hưởng:

Mỗi năm tham gia BHXH được tính bằng 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH tự nguyện TN.

Lưu ý: Khi tính mức lương hưu hằng tháng, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu hoặc bảo hiểm xã hội một lần, nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì được tính như sau: Có tháng lẻ dưới 3 tháng thì không tính; từ đủ 3 tháng đến đủ 6 tháng được tính là nửa năm; từ trên 6 tháng đến đủ 12 tháng tính tròn là một năm. Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện có thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng; mức tối đa bằng 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội. học logistics ở đâu tốt tại tphcm

5. Chế độ mai táng phí:

Đang tham gia BHXH tự nguyện từ đủ 5 năm hoặc đang nhận lương hưu nếu không may bị chết (hoặc bị Toà án tuyên bố là đã chết), người thân được nhận mai táng phí (bằng 10 tháng lương tối thiểu chung).

6. Được trợ cấp tuất một lần:

a) Trường hợp người lao động đang đóng hoặc đang bảo lưu thời gian đóng BHXH chết:

– Thân nhân hưởng tính theo số năm đóng BHXH của người chết: Mỗi năm (đủ 12 tháng) tính bằng 1,5 tháng bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH.

– Nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ dưới 3 tháng thì không tính; từ đủ 3 tháng đến đủ 6 tháng được tính là nửa năm; từ trên 6 tháng đến đủ 12 tháng tính tròn là một năm.

– Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện có thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng; mức tối đa bằng 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội. học khóa kế toán ngắn hạn ở đâu

b) Trường hợp người đang hưởng lương hưu chết:

Thân nhân hưởng tính theo thời gian đã hưởng lương hưu: Nếu chết trong 2 tháng đầu hưởng lương hưu thì tính bằng 48 tháng lương hưu đang hưởng. Nếu chết vào tháng sau đó, cứ hưởng thêm 1 tháng lương hưu thì mức trợ cấp giảm đi 0,5 tháng lương hưu. Mức trợ cấp thấp nhất bằng 3 tháng lương hưu đang hưởng.

c) Trường hợp người vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện:

– Tuất hàng tháng: Người đã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 15 năm trở lên khi chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng: học xuất nhập khẩu ở đâu tốt nhất

+ Tuất cơ bản: 50% mức lương tối thiểu chung/định suất.

+ Tuất nuôi dưỡng: 70% mức lương tối thiểu chung/định suất (trường hợp không còn người trực tiếp nuôi dưỡng).

+ Số người hưởng trợ cấp tuất hàng tháng không quá 4 người đối với 1 người chết. Trường hợp có từ 2 người chết trở lên thì thân nhân của những người này được hưởng 2 lần mức trợ cấp quy định.

+ Thời điểm hưởng trợ cấp tuất hàng tháng được thực hiện kể từ tháng liền sau tháng mà người lao động, người hưởng lương hưu, trợ cấp TNLĐ, BNN chết.

– Tuất một lần: Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện mà trước đó có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc dưới 15 năm bị chết hoặc thân nhân đủ 15 năm trở lên nhưng thân nhân không đủ điều kiện hưởng trợ cấp tuất hằng tháng thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm (đủ 12 tháng) tính bằng 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội. nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì được làm tròn. Mức thấp nhất bằng 3 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công và thu nhập tháng đóng BHXH. học xuất nhập khẩu tại tphcm

II. Thủ tục hồ sơ giải quyết quyền lợi BHXH tự nguyện

Khi làm thủ tục giải quyết quyền lợi bảo hiểm xã hội tự nguyên cần những hồ sơ dưới đây:

Hồ sơ giải quyết hưởng chế độ hưu trí tự nguyện:

1. Sổ bảo hiểm xã hội.

2. Đơn đề nghị hưởng chế độ hưu trí của người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện (mẫu số 12-HSB) hoặc Giấy chứng nhận chờ hưởng chế độ hưu trí hoặc chờ hưởng trợ cấp hàng tháng theo Nghị định số 09/1998/NĐ-CP của Chính phủ đối với người lao động nghỉ việc, chờ đủ điều kiện về tuổi đời để hưởng chế độ (trường hợp mất giấy chứng nhận chờ hưởng chế độ thì phải có đơn giải trình theo mẫu số 12-HSB). học kế toán tổng hợp ở đâu tốt

3. Văn bản giải trình về lý do nộp hồ sơ chậm đối với trường hợp nộp hồ sơ sau thời điểm hưởng lương hưu. Nội dung văn bản giải trình phải nêu rõ trong thời gian nộp chậm đang làm gì, cư trú ở đâu và cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung giải trình.

Trường hợp nộp hồ sơ chậm do chấp hành án phạt tù giam hoặc xuất cảnh trái phép trở về nước định cư hợp pháp hoặc được Tòa án tuyên bố mất tích trở về thì có thêm Giấy chứng nhận chấp hành xong hình phạt tù (bản sao có chứng thực hoặc bản chụp) hoặc Giấy đặc xá tha tù trước thời hạn (bản sao có chứng thực hoặc bản chụp) hoặc Quyết định của Toà án hủy quyết định tuyên bố mất tích (bản sao có chứng thực hoặc bản chụp) hoặc Quyết định, giấy tờ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đồng ý cho cư trú tại Việt Nam (bản sao có chứng thực hoặc bản chụp) kèm theo Giấy tờ chứng minh thời điểm nhập cảnh (bản sao có chứng thực hoặc bản chụp).

4. Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng Giám định y khoa đối với người nghỉ hưu do suy giảm khả năng lao động (bản chính). học nghiệp vụ kế toán

Lưu ý: trường hợp nộp bản chụp, đề nghị mang theo bản chính để đối chiếu.

Hồ sơ giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần tự nguyện:

1. Sổ bảo hiểm xã hội.

2. Đơn đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần (mẫu số 14-HSB).

Hồ sơ giải quyết hưởng chế độ tử tuất tự nguyện:

1. Sổ bảo hiểm xã hội. học xuất nhập khẩu ở đâu tốt

2. Giấy chứng tử (bản sao có chứng thực hoặc bản chụp) hoặc giấy báo tử (bản sao có chứng thực hoặc bản chụp) hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố là đã chết (bản sao có chứng thực hoặc bản chụp).

3. Tờ khai của thân nhân người chết (mẫu số 09A-HSB).

Lưu ý: trường hợp nộp bản chụp, đề nghị mang theo bản chính để đối chiếu.

Trên đây là tất cả các thông tin về quyền lợi và hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội tự nguyện. Mong rằng với những chia sẻ trên đây của văn bản kế toán sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về quyền lợi khi tham gia BHXH tự nguyện

Xem thêm bài viết liên quan:

Văn bản kế toán chúc bạn thành công!

5/5 - (3 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *