Quản lý và sử dụng con dấu của những doanh nghiệp không thành lập theo Luật doanh nghiệp
Nhiều người vẫn lầm tưởng rằng tất cả các doanh nghiệp muốn kinh doanh tại Việt Nam đều phải được thành lập và tuân theo luật doanh nghiệp. Tuy nhiên vẫn có những doanh nghiệp nhất định không cần thành lập theo luật doanh nghiệp cụ thể như: Văn phòng công chứng, Công ty luật/văn phòng luật sư, Văn phòng giám định tư pháp, Doanh nghiệp bảo hiểm, Công ty chứng khoán/công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán. khoa hoc lap bao cao tai chinh cap toc
Mặc dù không thành lập theo luật doanh nghiệp, nhưng các doanh nghiệp này chắc chắn phải có con dấu có tính pháp lý. Vậy việc quản lý và sử dụng con dấu của những doanh nghiệp không thành lập theo Luật Doanh nghiệp như thế nào? Mời các bạn đón đọc bài viết sau.
>>>Xem thêm: Những điểm bắt buộc bạn phải biết khi giao kết hợp động thương mại
1. Điều kiện sử dụng con dấu
– Doanh nghiệp chỉ được sử dụng con dấu khi đã có quy định về việc được phép sử dụng con dấu trong văn bản quy phạm pháp luật hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền; phải đăng ký mẫu con dấu trước khi sử dụng.
– Doanh nghiệp chỉ được sử dụng một con dấu theo mẫu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định, doanh nghiệp tự quyết định có sử dụng thêm con dấu như con dấu đã cấp (dấu ướt, dấu nổi, dấu xi, dấu thu nhỏ). học kế toán thực tế ở đâu tốt
Cơ quan có thẩm quyền ở đây là cơ quan có quyền quyết định thành lập hoặc cấp giấy đăng ký hoạt động hoặc cấp giấy phép hoạt động hoặc công nhận hoạt động cho doanh nghiệp
2. Hình thức con dấu
Doanh nghiệp sử dụng con dấu có hình biểu tượng hoặc không có hình biểu trượng; dấu hình tròn và mực đỏ. học logistics ở đâu tốt tốt nhất tphcm
Con dấu có hình biểu tượng là con dấu trên bề mặt có hình ảnh tượng trưng của cơ quan, tổ chức đó được pháp luật công nhận hoặc được quy định trong điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Con dấu không có hình biểu tượng là con dấu trên bề mặt không có hình Quốc huy hoặc không có hình ảnh tượng trưng của cơ quan, tổ chức được pháp luật công nhận hoặc được quy định trong điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
3. Đăng ký mẫu con dấu
Trước khi sử dụng con dấu, doanh nghiệp phải thực hiện đăng ký mẫu con dấu theo trình tự, thủ tục sau đây:
Thành phần hồ sơ: học kế toán tổng hợp ở đâu tốt nhất tphcm
Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc giấy đăng ký hoạt động hoặc giấy phép hoạt động của cơ quan có thẩm quyền cấp cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
Cơ quan giải quyết:
– Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an đối với doanh nghiệp do cơ quan trung ương thành lập hoặc cấp giấy phép hoạt động
– Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đối với doanh nghiệp do cơ quan có thẩm quyền ở địa phương thành lập hoặc cấp giấy đăng ký hoạt động hoặc cấp giấy phép hoạt động và các tổ chức trực thuộc.
Hình thức nộp hồ sơ:
– Nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ của cơ quan đăng ký mẫu con dấu;
– Nộp hồ sơ qua cổng thông tin điện tử của cơ quan đăng ký mẫu con dấu (trừ các văn bản, giấy tờ không được phép đăng tải qua hệ thống mạng theo quy định của pháp luật).
Thời gian giải quyết: học xuất nhập khẩu ở đâu tốt nhất
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
Sau khi đăng ký mẫu con dấu, doanh nghiệp phải thông báo mẫu con dấu đến những cơ quan có liên quan biết trước khi sử dụng.
>>>Bài viết xem nhiều: khoá học kế toán thực hành cho người mới bắt đầu