Phương pháp lập báo cáo tài chính doanh nghiệp siêu nhỏ theo thông tư 133

Phương pháp lập báo cáo tài chính của doanh nghiệp siêu nhỏ

Thế nào là doanh nghiệp siêu nhỏ theo thông tư 133? doanh nghiệp siêu nhỏ có phải nộp báo cáo tài chính hay không? Văn bản kế toán sẽ hướng dẫn phương pháp lập báo cáo tài chính của doanh nghiệp siêu nhỏ theo thông tư 133

Hệ thống báo cáo tài chính năm bắt buộc áp dụng cho các doanh nghiệp siêu nhỏ bao gồm:

  • Báo cáo tình hình tài chính – Mẫu số B01 – DNSN
  • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh – Mẫu số B02 – DNSN
  • Bản thuyết minh Báo cáo tài chính – Mẫu số B09 – DNSN

I. Nội dung và phương pháp lập các chỉ tiêu của Báo cáo tình hình tài chính (Mẫu số B01 – DNSN)

Chi tiết nội dung và phương pháp lập các chỉ tiêu của Báo cáo tình hình tài chính theo mẫu B01-DNSN  chỉ số kpi

1. Tài sản

– Tiền và các khoản tương đương tiền (Mã số 110)

Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn và các khoản tương đương tiền hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số dư Nợ của các TK 111, 112, số dư Nợ chi tiết của TK 1281 (chi tiết các khoản tiền gửi có kỳ hạn gốc không quá 3 tháng) và TK 1288 (chi tiết các khoản đủ tiêu chuẩn phân loại là tương đương tiền). kế toán sản xuất

Các khoản tương đương tiền có thể bao gồm: Kỳ phiếu ngân hàng, tín phiếu kho bạc, tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn gốc không quá 3 tháng… khóa học khai báo hải quan điện tử

Các khoản trước đây được phân loại là tương đương tiền nhưng quá hạn chưa thu hồi được phải chuyển sang trình bày tại các chỉ tiêu khác, phù hợp với nội dung của từng khoản mục.

– Các khoản đầu tư (Mã số 120)

Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng giá trị của các khoản đầu tư tài chính (sau khi đã trừ đi các khoản dự phòng cho các khoản đầu tư tài chính), bao gồm: Chứng khoán kinh doanh, các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn và các khoản đầu tư góp vốn vào đơn vị khác.

Các khoản đầu tư tài chính được phản ánh trong chỉ tiêu này không bao gồm các khoản đầu tư đã được trình bày trong chỉ tiêu “Tiền và các khoản tương đương tiền” (Mã số 110) và các khoản phải thu về cho vay đã được trình bày trong chỉ tiêu “Các khoản phải thu” (Mã số 130).

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ của các TK 121, 228 và TK 128 (sau khi đã trừ đi các khoản đầu tư tài chính đã được phân loại là tương đương tiền và các khoản phải thu về cho vay) trừ đi số dư Có các TK 2291, 2292.

– Các khoản phải thu (Mã số 130)

Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị của các khoản phải thu tại thời điểm báo cáo (sau khi trừ đi dự phòng phải thu khó đòi), như: Phải thu của khách hàng, trả trước cho người bán, phải thu nội bộ, phải thu về cho vay, phải thu khác, tài sản thiếu chờ xử lý, tạm ứng, ký cược, ký quỹ, …

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào tổng số dư Nợ chi tiết theo từng đối tượng công nợ của các TK 131, 136, 138, 141, 334, 338, 1288 (chi tiết cho vay), 331 (chi tiết trả trước cho người bán) sau khi trừ đi số dư Có TK 2293.

– Hàng tồn kho (Mã số 140)

Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị hiện có các loại hàng tồn kho dự trữ cho quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp (sau khi trừ đi dự phòng giảm giá hàng tồn kho) tại thời điểm báo cáo.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ của các TK 151, 152, 153, 154, 155, 156, 157 sau khi trừ đi số dư Có của TK 2294.

– Giá trị còn lại của TSCĐ và BĐSĐT (Mã số 150)

Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị còn lại (nguyên giá trừ giá trị hao mòn lũy kế) của các loại tài sản cố định và BĐSĐT tại thời điểm báo cáo.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số dư Nợ của các TK 211, 217 sau khi đã trừ đi giá trị hao mòn lũy kế của các loại TSCĐ và BĐSĐT (số dư Có TK 214).

– Tài sản khác (Mã số 160)

Chỉ tiêu này phản ánh giá trị các tài sản khác ngoài các tài sản đã được phản ánh tại các Mã số 110, 120, 130, 140, 150 nêu trên như thuế GTGT được khấu trừ, chi phí trả trước, thuế và các khoản phải thu của Nhà nước, chi phí xây dựng cơ bản dở dang, …

Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ các TK 133, 241, 242, 333, …

– Tổng cộng tài sản (Mã số 200)

Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng trị giá tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo.

Mã số 200 = Mã số 110 + Mã số 120 + Mã số 130 + Mã số 140 + Mã số 150 + Mã số 160.

2. Nợ phải trả (Mã số 300)

Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ số nợ phải trả tại thời điểm báo cáo.

Mã số 300 = Mã số 310 + Mã số 320 + Mã số 330 + Mã số 340 + Mã số 350 + Mã số 360

– Phải trả người bán (Mã số 310)

  • Chỉ tiêu này phản ánh số tiền còn phải trả cho người bán.
  • Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào tổng số dư Có chi tiết của TK 331.

– Người mua trả tiền trước (Mã số 320)

  • Chỉ tiêu này phản ánh số tiền người mua ứng trước để mua sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, tài sản cố định, bất động sản đầu tư và doanh nghiệp có nghĩa vụ cung cấp tại thời điểm báo cáo (không bao gồm các khoản doanh thu nhận trước).
  • Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư Có chi tiết của TK 131 mở chi tiết cho từng khách hàng.

– Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (Mã số 330)

  • Chỉ tiêu này phản ánh tổng các khoản doanh nghiệp còn phải nộp Nhà nước tại thời điểm báo cáo, bao gồm cả các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác.
  • Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào tổng số dư Có chi tiết của TK 333.

– Phải trả người lao động (Mã số 340)

  • Chỉ tiêu này phản ánh các khoản doanh nghiệp còn phải trả cho người lao động tại thời điểm báo cáo.
  • Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư Có chi tiết của TK 334.

– Phải trả nợ vay (Mã số 350)

  • Chỉ tiêu này phản ánh tổng giá trị các khoản doanh nghiệp đi vay, nợ thuê tài chính còn nợ các ngân hàng, tổ chức, công ty tài chính và các đối tượng khác.
  • Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư Có chi tiết của TK 341.

– Phải trả khác (Mã số 360)

  • Chỉ tiêu này phản ánh giá trị các khoản phải trả khác ngoài các khoản nợ phải trả đã được phản ánh tại các Mã số 310, 320, 330, 340, 350 nêu trên như: Chi phí phải trả, phải trả nội bộ, nhận cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược, dự phòng phải trả, doanh thu chưa thực hiện, tài sản thừa chờ giải quyết, quỹ khen thưởng phúc lợi, quỹ phát triển khoa học công nghệ, phải trả, phải nộp khác, …
  • Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có các TK 1388, 335, 336, 338, 352, 353, 356.

3. Vốn chủ sở hữu (Mã số 400)

Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh các khoản vốn kinh doanh thuộc sở hữu của cổ đông, thành viên góp vốn, như: Vốn đầu tư của chủ sở hữu, các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, chênh lệch tỷ giá hối đoái, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối…

Mã số 400 = Mã số 410 + Mã số 420 + Mã số 430

– Vốn đầu tư của chủ sở hữu (Mã số 410)

  • Chỉ tiêu này phản ánh tổng số vốn đã thực góp của các chủ sở hữu và thặng dư vốn cổ phần, vốn khác (nếu có) của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo.
  • Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của TK 411.

– Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (Mã số 420)

  • Chỉ tiêu này phản ánh số lãi (hoặc lỗ) sau thuế chưa phân phối tại thời điểm báo cáo.
  • Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của TK 421. Trường hợp TK 421 có số dư Nợ thì số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…).

– Các khoản mục khác thuộc vốn chủ sở hữu (Mã số 430)

  • Chỉ tiêu này phản ánh giá trị các khoản mục khác thuộc vốn chủ sở hữu ngoài các khoản đã được phản ánh tại các Mã số 410, 420 nêu trên. Nếu số liệu chỉ tiêu này là số âm thì ghi trong ngoặc đơn (…).
  • Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có TK 418 sau khi trừ đi số dư Nợ TK 419.

– Tổng cộng nguồn vốn (Mã số 500)

Phản ánh tổng số các nguồn vốn hình thành tài sản của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo.

Mã số 500 = Mã số 300 + Mã số 400.

Chỉ tiêu “Tổng cộng Tài sản Mã số 200” = Chỉ tiêu “Tổng cộng Nguồn vốn Mã số 500”

II. Nội dung và phương pháp lập các chỉ tiêu của Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu số B02 – DNSN)

Dưới đây là chi tiết các nội dung và phương pháp lập các chỉ tiêu của Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo mẫu số B02-DNSN

– Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 01)

  • Chỉ tiêu này phản ánh tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ sau khi đã trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này không bao gồm các loại thuế gián thu phát sinh khi bán hàng và cung cấp dịch vụ. học xuất nhập khẩu ở đâu tốt nhất
  • Số liệu của chỉ tiêu này được căn cứ vào số phát sinh bên Nợ TK 511 đối ứng với bên Có TK 911.

– Giá vốn hàng bán (Mã số 02)

  • Chỉ tiêu này phản ánh tổng giá vốn của hàng hóa, bất động sản đầu tư, giá vốn của thành phẩm đã bán, khối lượng dịch vụ đã cung cấp, các chi phí được tính vào giá vốn sau khi trừ đi các khoản ghi giảm giá vốn hàng bán trong kỳ báo cáo.
  • Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh bên Có của TK 632 đối ứng bên Nợ của TK 911.

– Chi phí quản lý kinh doanh (Mã số 03)

  • Chỉ tiêu này phản ánh tổng chi phí quản lý kinh doanh phát sinh trong kỳ báo cáo.
  • Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số phát sinh bên Có của TK 642, đối ứng với bên Nợ của TK 911.

– Lãi/lỗ hoạt động tài chính và hoạt động khác (Mã số 04)

  • Chỉ tiêu này phản ánh số lãi hoặc lỗ phát sinh từ hoạt động tài chính và hoạt động khác trong kỳ báo cáo.
  • Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số chênh lệch giữa tổng số phát sinh bên Có TK 515, 711 (sau khi trừ các khoản điều chỉnh giảm doanh thu hoạt động tài chính, thu nhập khác) với tổng số phát sinh bên Nợ TK 635, 811 (sau khi trừ các khoản điều chỉnh giảm chi phí tài chính, chi phí khác).
  • Trường hợp lỗ thì chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…).

– Lợi nhuận kế toán trước thuế (Mã số 05)

  • Chỉ tiêu này phản ánh tổng lợi nhuận kế toán trước thuế thực hiện trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp trước khi trừ đi chi phí thuế TNDN.
  • Trường hợp lỗ thì chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…).

Mã số 05 = Mã số 01 – Mã số 02 – Mã số 03 + Mã số 04.

– Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp (Mã số 06)

  • Chỉ tiêu này phản ánh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp phát sinh trong kỳ báo cáo.
  • Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng số phát sinh bên Có TK 821 đối ứng với bên Nợ TK 911 hoặc căn cứ vào số phát sinh bên Nợ TK 821 đối ứng với bên Có TK 911 trong kỳ báo cáo. khóa học phân tích báo cáo tài chính

– Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (Mã số 07)

  • Chỉ tiêu này phản ánh tổng số lợi nhuận thuần (hoặc lỗ) sau thuế TNDN từ các hoạt động của doanh nghiệp (sau khi trừ chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp) phát sinh trong năm báo cáo.
  • Trường hợp lỗ thì chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…).

Mã số 07 = Mã số 05 – Mã số 06.

Xem thêm: Nên học kế toán thực hành ở đâu

III. Nội dung và phương pháp lập các chỉ tiêu của Bản thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B09 – DNSN)

Trình bày chi tiết các nội dung và phương pháp lập các chỉ tiêu của bản thuyết minh báo cáo tài chính theo mẫu số B09 – DNSN

1. Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp

Trong phần này doanh nghiệp cần nêu rõ:

  • Hình thức sở hữu vốn: Công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh hay doanh nghiệp tư nhân.
  • Lĩnh vực kinh doanh: Nêu rõ là sản xuất công nghiệp, kinh doanh thương mại, dịch vụ, xây lắp hoặc tổng hợp nhiều lĩnh vực kinh doanh.
  • Ngành nghề kinh doanh: Nêu rõ hoạt động kinh doanh chính và đặc điểm sản phẩm sản xuất hoặc dịch vụ cung cấp của doanh nghiệp. học xuất nhập khẩu ở đâu tốt 

2. Kỳ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán

  • Kỳ kế toán năm ghi rõ kỳ kế toán năm theo năm dương lịch bắt đầu từ ngày 01/01/… đến 31/12/… Nếu doanh nghiệp có năm tài chính khác với năm dương lịch thì ghi rõ ngày bắt đầu và ngày kết thúc kỳ kế toán năm.
  • Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Ghi rõ là Đồng Việt Nam.

3. Chuẩn mực kế toán và Chế độ kế toán áp dụng

Tuyên bố về việc tuân thủ Chuẩn mực kế toán và Chế độ kế toán: Nêu rõ Báo cáo tài chính có được lập và trình bày phù hợp và có tuân thủ Chuẩn mực kế toán và Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam hay không?

4. Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Báo cáo tình hình tài chính:

– Trong phần này, doanh nghiệp phải trình bày và phân tích chi tiết các số liệu đã được trình bày trong Báo cáo tình hình tài chính để giúp người sử dụng Báo cáo tài chính hiểu rõ hơn nội dung các khoản mục tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu.

– Đơn vị tính giá trị trình bày trong phần “Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Báo cáo tình hình tài chính” là đơn vị tính được sử dụng trong Báo cáo tình hình tài chính. Số liệu ghi vào cột “Đầu năm” được lấy từ cột “Cuối năm” trong Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm trước. Số liệu ghi vào cột “Cuối năm” được lập trên cơ sở số liệu lấy từ:

– Doanh nghiệp được chủ động đánh số thứ tự của thông tin chi tiết được trình bày trong phần này theo nguyên tắc phù hợp với số dẫn từ Báo cáo tình hình tài chính và đảm bảo dễ đối chiếu và có thể so sánh giữa các kỳ.

3.5. Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:

– Trong phần này, doanh nghiệp phải trình bày và phân tích chi tiết các số liệu đã được thể hiện trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh để giúp người sử dụng Báo cáo tài chính hiểu rõ hơn nội dung của các khoản mục doanh thu, chi phí.

– Đơn vị tính giá trị trình bày trong phần “Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh” là đơn vị tính được sử dụng trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Số liệu ghi vào cột “Năm trước” được lấy từ Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm trước. Số liệu ghi vào cột “Năm nay” được lập trên cơ sở số liệu lấy từ:

  • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm nay;
  • Sổ kế toán tổng hợp; học logistics ở đâu tốt
  • Sổ và thẻ kế toán chi tiết hoặc Bảng tổng hợp chi tiết có liên quan.

– Doanh nghiệp được chủ động đánh số thứ tự của thông tin chi tiết được trình bày trong phần này theo nguyên tắc phù hợp với số dẫn từ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và đảm bảo dễ đối chiếu và có thể so sánh giữa các kỳ.

– Trường hợp vì lý do nào đó dẫn đến số liệu ở cột “Năm trước” không có khả năng so sánh được với số liệu ở cột “Năm sau” thì điều này phải được nêu rõ trong Bản thuyết minh Báo cáo tài chính.

3.6. Những thông tin khác mà doanh nghiệp cần thuyết minh

Trong phần này, doanh nghiệp phải trình bày những thông tin quan trọng khác (nếu có) ngoài những thông tin đã trình bày trên nhằm cung cấp thêm thông tin khác nếu xét thấy cần thiết giúp cho người sử dụng hiểu Báo cáo tài chính của doanh nghiệp đã được trình bày trung thực, hợp lý.

Trên đây là chi tiết phương pháp lập báo cáo tài chính của doanh nghiệp siêu nhỏ theo Thông tư 133/2016/TT-BTC. Văn bản kế toán mong rằng bài viết sẽ hữu ích với bạn! 

Tham khảo thêm các bài viết liên quan:

Bài viết được thực hiện bởi đội ngũ chuyên gia của Văn bản kế toán. Chúc các bạn luôn thành công trong công việc và cuộc sống!

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *