Phương pháp kiểm kê tài sản
Để giúp các bạn kiểm tra lại toàn bộ số tài sản thực tế hiện đang có tại doanh nghiệp và xác định về giá trị cũng như chất lượng của những tài sản này. Bài viết sau đây Văn bản kế toán sẽ hướng dẫn về quy trình kiểm kê tài sản, với thời điểm và mẫu kiểm kê cụ thể, mọi người tham khảo nhé.
1. Thời điểm phải kiểm kê tài sản
Đối với pháp luật thì có quy định rõ trong Khoản 2 điều 40 Luật kế toán 2015 như sau:
“Đơn vị kế toán phải kiểm kê tài sản trong các trường hợp sau:
a) Cuối kỳ kế toán năm, trước khi lập báo cáo tài chính;
b) Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản hoặc bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp;
c) Chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp; Khoá học lập và kiểm soát báo cáo tài chính
d) Xảy ra hỏa hoạn, lũ lụt và các thiệt hại bất thường khác;
đ) Đánh giá lại tài sản theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
e) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.”
Cũng theo Điều 40 chúng ta cần phải lưu ý về quy định kiểm kê như sau:
“Sau khi kiểm kê tài sản, đơn vị kế toán phải lập báo cáo tổng hợp kết quả kiểm kê. Trường hợp có chênh lệch giữa số liệu thực tế kiểm kê với số liệu ghi trên sổ kế toán, đơn vị kế toán phải xác định nguyên nhân và phải phản ánh số chênh lệch và kết quả xử lý vào sổ kế toán trước khi lập báo cáo tài chính
Việc kiểm kê phải phản ánh đúng thực tế tài sản, nguồn hình thành tài sản. Người lập và ký báo cáo tổng hợp kết quả kiểm kê phải chịu trách nhiệm về kết quả kiểm kê.
Trong nội bộ doanh nghiệp: Tại 1 thời điểm bất kỳ, khi giám đốc có yêu cầu kiểm kê lại toàn bộ các tài sản đang có tại doanh nghiệp cũng như cần có các số liệu đánh giá về tài sản để có thể bố trí mua mới, thanh lý, sửa chữa, nhượng bán… thì bạn cũng phải tiến hành kiểm kê tài sản.
2. Quy trình kiểm kê tài sản:
Căn cứ theo các quy định ở trên, chúng ta có thể đưa ra quy trình kiểm kê tài sản với 5 bước cơ bản như sau:
Quy trình kiểm kê tài sản: hoc xuat nhap khau o tphcm
Bước 1: Thành lập hội đồng kiểm kê: có thể bao gồm: Giám đốc, kế toán trưởng, thủ kho…
Bước 2: Tiến hành kiểm kê toàn bộ tài sản đang có của doanh nghiệp: cân, đo, đong, đếm…
Bước 3: Kỹ thuật và các bộ phận liên quan đánh giá lại chất lượng của tài sản tại thời điểm kiểm kê.
Bước 4: Lập bảng tổng hợp và báo cáo kết quả kiểm kê, xác định nguyên giá của tài sản.
Bước 5: Gửi báo cáo liên các bộ phận, cơ quan có yêu cầu.
3. Mẫu biên bản kiểm kê tài sản
Các bạn có thể lấy các mẫu biên bản kiểm kê tài sản ban hành theo Thông tư 200/2014/TT-BTC hoặc mẫu biên bản theo TT 133/2016/TT-BTC. phân tích báo cáo tài chính
4. Xử phạt vi phạm trong kiểm kê tài sản
Nếu vi phạm về kiểm kê tài sản sẽ bị xử phạt theo NĐ 105/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm kế toán như sau:
Theo quy định nếu không có những bất thường, sự cố thì ít nhất 1 năm doanh nghiệp phải kiểm kê tài sản 1 lần và khi kiểm kê phải phản ánh đúng số tài sản cũng như giá trị hiện có. Điều 13 nghị định 105/2013/NĐ-CP quy định các mức xử phạt vi phạm kiểm kê tài sản như sau:
Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không lập báo cáo tổng hợp kết quả kiểm kê theo quy định;
b) Không xác định nguyên nhân chênh lệch; không phản ảnh số chênh lệch và kết quả xử lý số chênh lệch giữa số liệu kiểm kê thực tế với số liệu sổ kế toán vào sổ kế toán.
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện kiểm kê tài sản vào cuối kỳ kế toán năm hoặc không thực hiện kiểm kê tài sản trong các trường hợp khác theo quy định.
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi giả mạo, khai man kết quả kiểm kê tài sản.
Sau khi kiểm kê, cần Xử lý tài sản thừa – thiếu như thế nào?
Thông thường, sau khi kiểm kê tài sản xong nếu số liệu thực tế bị sai lệch so với số liệu trong sổ sách kế toán thì giám đốc sẽ là người đưa ra quyết định về việc xử lý những tài sản này cũng như điều tra các nguyên nhân của chúng.
Còn đối với kế toán thì chúng ta cần tiến hành hạch toán với những tài sản thừa thiếu này như sau:
5. Đối với trường hợp tài sản bị thừa
Căn cứ vào biên bản kiểm kê: học kế toán thực tế ở đâu tốt
Nợ TK 152, 153, 155, 156
Có TK 3381
Khi có quyết định xử lý sau kiểm kê:
Nợ TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (3381)
Có TK 411 – Vốn đầu tư của chủ sở hữu; hoặc
Có TK 441 – Nguồn vốn đầu tư XDCB;
Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (3388);
Có TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 711 – Thu nhập khác
6. Đối với trường hợp tài sản bị thiếu
+ Căn cứ vào biên bản kiểm kê: học logistics ở đâu tốt tốt nhất tphcm
Nợ TK 1381
Có TK 152, 153, 155, 15
+ Khi có quyết định xử lý sau kiểm kê:
Nợ TK 111 – Tiền mặt (cả nhân, tổ chức nộp tiền bồi thường)
Nợ TK 1388 – Phải thu khác (cả nhân, tổ chức phải nộp tiền bồi thường)
Nợ TK 334 – Phải trả người lao động (số bồi thường trừ vào lương)
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (giá trị hao hụt mất mát của hàng tồn kho sau khi trừ số thu bồi thường theo quyết định xử lý) incoterm 2020 có bao nhiều điều kiện
Nợ TK 811 – Chi phí khác (phần giá trị còn lại của TSCĐ thiếu qua kiểm kê phải tính vào tổn thất của doanh nghiệp)
Có TK 1381 – Tài sản thiếu chờ xử lý.
Lưu ý: học kế toán tổng hợp ở đâu tốt nhất
– Trường hợp tài sản thiếu đã xác định được nguyên nhân và đã có biên bản xử lý ngay trong kỳ thì ghi vào các tài khoản liên quan, không hạch toán qua tài khoản 1381.
– Trường hợp giá trị tài sản thừa đã xác định được nguyên nhân và có biên bản xử lý thì được ghi ngay vào các tài khoản liên quan, không hạch toán qua tài khoản 338 (3381).
>>>Xem thêm: học kế toán tổng hợp ở đâu tốt nhất