Những điểm bắt buộc bạn phải biết khi giao kết hợp động thương mại

Hợp đồng thương mại là sự thỏa thuận giữa các chủ thể kinh doanh với nhau và với các bên có liên quan về việc xác lập, thay đổi, hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ trong hoạt động thương mại. Với cách hiểu về hợp đồng thương mại như trên, hợp đồng thương mại mang những đặc điểm đặc thù. khoa hoc lap bao cao tai chinh cap toc

>>>Xem thêm: mẫu hợp đồng lao động và cách ghi mới nhất

Chính vì Hợp đồng thương mại là sự thoả thuận giữa các chủ thể kinh doanh với nhau nên sẽ xảy ra khá nhiều vấn đề nếu như 2 bên không rõ về hợp đồng mình giao kết, hoặc hợp đồng có thể bị soạn thảo chưa chuẩn. Bài viết sau chúng tôi xin giới thiệu về những điều bắt buộc bạn phải biết khi giao kết HĐTM, Để tránh khỏi những tranh chấp phát sinh không đáng có, các bạn tham khảo bài viết sau nhé. học kế toán tổng hợp ở đâu tốt nhất tphcm

1. Hình thức của Hợp đồng thương mại (HĐTM)

Hợp đồng có thể được thể hiện dưới hình thức bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương. Tuy nhiên, để tránh những tranh chấp phát sinh sau này do sự không minh bạch, rõ ràng … thì hợp đồng cần được thể hiện dưới dạng văn bản. Đây cũng là cơ sở pháp lý để có thể chứng minh và đảm bảo quyền lợi của các bên.

Điều 24 Luật thương mại năm 2005 đã quy định: “Hợp đồng mua bán hàng hóa được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc xác lập bằng hành vi cụ thể. Đối với các loại hợp đồng mua bán hàng háo mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó”. Luật thương mại năm 2005 cũng cho phép thay thế hình thức văn bản bằng  hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương, bao gồm điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu điện tử và các hình thức khác theo quy định của pháp luật. học nguyên lý kế toán ở đâu tốt nhất

nhung-diem-bat-buoc-ban-phai-biet-khi-giao-ket-hop-dong-thuong-mai

2. Chủ thể giao kết hợp đồng

Hợp đồng thương mại được kí kết giữa các bên là thương nhân, hoặc có một bên là thương nhân. Đây là một điểm đặc trưng của hợp đồng thương mại so với các loại hợp đồng dân sự. Các bên cần kiểm tra tư cách của người giao kết hợp đồng có đúng pháp luật hay chưa? Đó là người đại điện theo pháp luật hay người đại diện theo ủy quyền? nên học kế toán thực hành ở đâu

Như vậy, chủ thể trong HĐTM gồm thương nhân (bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng kí kinh doanh), cá nhân, tổ chức khác có hoạt động liên quan đến thương mại

Nếu là người đại diện theo ủy quyền thì bắt buộc phải có giấy ủy quyền và cũng cần xem xét kỹ nội dung trong giấy ủy quyền như: phạm vi ủy quyền, thời hạn ủy quyền, giấy ủy quyền có được đóng dấu hợp lệ không … Nếu không chẳng may có tranh chấp xảy ra thì chính việc giao kết hợp đồng với người không đúng thẩm quyền sẽ khiến cho hợp đồng có thể bị vô hiệu.

3. Lưu ý nội dung hợp đồng

Nội dung của hợp đồng thương mại nói riêng và hợp đồng nói chung là tổng hợp các điều khoản mà các bên tham gia giao kết hợp đồng đã thỏa thuận, các điều khoản này xác định những quyền và nghĩa vụ dân sự cụ thể của các bên giao kết hợp đồng. Tuy nhiên, sự khác biệt cơ bản của hợp đồng thương mại là nội dung của hợp đồng thương mại là hoạt động thương mại. Mỗi loại hợp đồng có những quy định nhất định về các điều khoản cơ bản. Ví dụ : Đối với hợp đồng mua bán thì điều khoản cơ bản bao gồm đối tượng và giá cả. học xuất nhập khẩu ở đâu tốt nhất

Khi ký kết hợp đồng thì các bên cần phải đảm bảo đáp ứng đầy đủ các nội dung cơ bản cần có trong một hợp đồng. Đặc biệt, để tránh thiếu sót điều khoản thì các bên cần phải lưu ý các điều khoản nào bắt buộc phải có trong hợp đồng, điều khoản nào có thể thỏa thuận và điều khoản nào không thỏa thuận thì sẽ được thực hiện theo pháp luật. Cụ thể, về các điều khoản trong một hợp đồng có thể được chia thành 03 nhóm sau đây: khóa học phân tích báo cáo tài chính

Điều khoản bắt buộc: Là những điều khoản không thể thiếu được đối với từng loại hợp đồng. Nếu không thoả thuận được những điều khoản đó thì hợp đồng không thể giao kết được. Nói cách khác, nội dung của các điều khoản bắt buộc chính là cốt lõi các nội dung mà hai bên đã thỏa thuận và thống nhất. Nếu không có các điều khoản bắt buộc này, hợp đồng không đầy đủ nội dung sẽ dẫn đến vô hiệu. học kế toán thực hành ở đâu tốt

Ví dụ:  Đối với một hợp đồng mua bán hàng hóa thì các điều khoản bắt buộc phải có như: Điều khoản về đối tượng hợp đồng, số lượng , chất lượng, giá cả, phương thức thanh toán.

– Điều khoản thường lệ: Là những điều khoản được pháp luật quy định trước. Nếu khi giao kết hợp đồng, các bên không thoả thuận những điều khoản này thì vẫn coi như hai bên đã mặc nhiên thoả thuận và được thực hiện như pháp luật đã quy định.

Ví dụ: Địa điểm giao kết hợp đồng thì do các bên thoả thuận, nếu không có thoả thuận thì địa điểm giao kết hợp đồng là nơi cư trú của cá nhân hoặc trụ sở của pháp nhân đã đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng. Ở đây nếu các bên không thỏa thuận địa điểm giao kết hợp đồng thì sẽ áp dụng theo quy định của pháp luật. học logistics ở đâu tốt

– Điều khoản tuỳ nghi: Khi giao kết hợp đồng các bên còn có thể thoả thuận để xác định thêm một số điều khoản khác nhằm làm cho nội dung của hợp đồng được cụ thể hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng. Các điều khoản này được gọi là điều khoản tùy nghi.

Chú ý: Các bên cần thỏa thuận rõ điều khoản về quyền và nghĩa vụ của mình khi thực hiện hợp đồng cũng như các điều khoản nhằm hạn chế tối đa những tranh chấp có thể xảy ra như: Điều khoản về phạt vi phạm hợp đồng; Điều khoản về giải quyết tranh chấp … học kế toán tổng hợp ở đâu tốt nhất

4. Ngôn từ sử dụng trong hợp đồng

Ngôn ngữ sử dụng trong hợp đồng cần phải được sử dụng một cách mạch lạc, rõ ràng, tránh những từ mang nghĩa “bóng”, hàm ý, dễ hiểu lầm, hiểu sai hoặc các từ viết sai chính tả dẫn đến sai nghĩa …Đặc biệt các bên cần lưu ý  nên đọc kỹ từng câu, từng chữ trong hợp đồng để có thể phát hiện sớm những rủi ro tiềm ẩn, tránh ảnh hưởng quyền lợi khi có mâu thuẫn hay tranh chấp xảy ra. 

5. Thực hiện hợp đồng

Các bên khi giao kết hợp đồng chắc chắn phải chú ý đến thời điểm có hiệu lực của hợp đồng. Hiệu lực của hợp đồng có thể có ngay sau khi giao kết hợp đồng hoặc bắt đầu từ một ngày nào đó do 2 bên đã ấn định trong hợp đồng, hoặc có hiệu lực sau khi thoả mãn điều kiện nào đó. Từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực thì các bên phải thực hiện đúng các nội dung đã được giao kết trong hợp đồng.

>>>Tham khảo thêm: Địa chỉ học kế toán tổng hợp tốt nhất tại Hà Nội

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *