Mức phạt trốn đóng BHXH bắt buộc cho nhân viên

Để tìm hiểu rõ các vấn đề về các mức phạt nếu doanh nghiệp trốn đóng, tham gia BHXH bắt buộc cho nhân viên mời các bạn tham khảo bài viết chính xác sau. 

I. Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

Từ ngày 1/1/2018 luật BHXH có một số thay đổi quan trọng về đối tượng bắt buộc tham gia BHXH (hay còn gọi là đối tượng tham gia BHXH bắt buộc) cần hết sức lưu ý.

Căn cứ vào luật BHXH số 58/2014/QH13 ban hành ngày 20/11/2014, theo:

Điều 2 – Đối tượng áp dụng học kế toán ở đâu

1. Người lao động là công dân  Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

c) Cán bộ, công chức, viên chức; Khoá học lập và kiểm soát báo cáo tài chính

d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;

e) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí; 

g) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; học xuất nhập khẩu ở đâu tốt

h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;

i) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.

Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Chính phủ. học phân tích báo cáo tài chính

Trốn đóng BHXH có thể bị phạt tù tới 7 năm, phạt tiền đến 1 tỷ đồng

Những thay đổi của BHXH năm 2018:

Kể từ ngày 1/1/2018, bên cạnh những đối tượng đóng BHXH bắt buộc theo quy định hiện hành thì 2 đối tượng sau cũng phải tham gia, cụ thể:

– Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng.

– Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.

2. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.

II. Các mức phạt cụ thể quy định theo Bộ luật Hình sự 2015 có hiệu lực từ 1/1/2018

Bộ luật Hình sự 2015 có hiệu lực từ 1/1/2018 có quy định về tội Trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động tại Điều 216. Cụ thể:

1. Người nào gian dối hoặc bằng thủ đoạn khác để không đóng hoặc không đóng đầy đủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo quy định từ 6 tháng trở lên thuộc một trong những trường hợp sau đây (đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm) thì bị phạt tiền từ 50 đến 200 triệu đồng; phạt cải tạo không giam giữ đến 1 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm: học kế toán thực tế ở đâu

– Trốn đóng bảo hiểm từ 50 triệu đến dưới 300 triệu đồng.

– Trốn đóng bảo hiểm cho từ 10 người đến dưới 50 người lao động.

Nếu pháp nhân thương mại phạm tội sẽ bị phạt tiền từ 200 triệu đến 500 triệu đồng.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tiền từ 200 đến 500 triệu đồng hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm:

– Phạm tội 2 lần trở lên;

– Trốn đóng bảo hiểm từ 300 triệu đồng đến dưới 1 tỷ đồng;

– Trốn đóng bảo hiểm cho từ 50 đến dưới 200 người;

– Không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động quy định tại điểm a hoặc điểm b, khoản 1, Điều 216 Bộ luật Hình sự 2015.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tiền từ 500 triệu đến 1 tỷ đồng hoặc bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm:

– Trốn đóng bảo hiểm một tỷ đồng trở lên. nên học logistics ở đâu

– Trốn đóng bảo hiểm cho 200 người trở lên.

– Không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động quy định tại điểm b hoặc điểm c, khoản 2, Điều 216, Bộ luật Hình sự 2015.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.

5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

– Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1, Điều này, thì bị phạt tiền từ 200 triệu đồng đến 500 triệu đồng;

– Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2, Điều này, thì bị phạt tiền từ 500 triệu đồng đến 1 tỷ đồng;

– Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3, Điều này, thì bị phạt tiền từ 1 tỷ đồng đến 3 tỷ đồng.

Trên đây là tổng hợp các mức phạt trốn đóng BHXH bắt buộc cho nhân viên. Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp người lao động biết thêm về quyền lợi của mình và nghĩa vụ của doanh nghiệp

Bài viết liên quan: Các vấn đề liên quan đến BHYT nhất định phải rõ

Nếu bạn đang có nhu cầu học kế toán có thể bạn sẽ quan tâm: Học kế toán thực hành ở đâu tốt nhất

Văn bản kế toán chúc bạn thành công! 

5/5 - (3 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *