Mẫu tờ trình chuẩn theo quy định mới nhất

Mẫu tờ trình theo quy định mới nhất

Tờ trình là loại văn bản quan trọng và không thể thiếu trong mọi nơi làm việc. Tờ trình được lập ra với mục đích ghi nhận và tường thuật về những vấn đề đã xảy ra cũng như đưa ra vấn đề mới để mọi người được biết và đưa ra cách để giải quyết.

Trong bài viết này, Văn bản kế toán sẽ tổng hợp những mẫu tờ trình được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, các bạn tham khảo nhé!

Trước khi đi vào xem các mẫu tờ trình được sử dụng phổ biến nhất hiện nay thì chúng ta cần biết

TỜ TRÌNH LÀ GÌ?

Tờ trình là một văn bản được sử dụng trong nội bộ của cơ quan, doanh nghiệp, nhưng chủ yếu sử dụng trong cơ quan Nhà nước.

Tờ trình có thể hiểu là 1 văn bản dùng để trình bày, đề xuất với cấp trên một sự việc, đề xuất phê chuẩn một chủ trương, một giải pháp… để xin kết luận, chỉ đạo của cấp trên.

Viết tờ trình không phải việc khó nhưng yêu cầu người viết phải trình bày đủ các nội dung cần có như: Quốc hiệu, tiêu ngữ, tên tờ trình, nội dung mẫu tờ trình, lý do viết tờ trình và bao gồm 3 phần:

  • Phần 1: Đưa ra lý do cần phải làm tờ trình (viết tờ trình). 
  • Phần 2: Đưa ra phần nội dung các vấn đề mà bạn muốn đề xuất. Cần nêu theo thứ tự, có khoa học. Trong phần này cần nêu ra các phương án cũng như phân tích và chỉ ra phương án nào mang tính chất khả thi nhất. 
  • Phần 3: Đưa ra những đề nghị, kiến nghị lên cấp trên

>>> Học kế toán thực hành ở đâu tốt

MẪU TỜ TRÌNH CHUẨN THEO QUY ĐỊNH MỚI NHẤT

1. Mẫu tờ trình thông dụng

TÊN CƠ QUAN ———

Số:…../TTr

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————————————–

……., ngày ……… tháng ……….. năm ……..

TỜ TRÌNH

Về …………(1)………………

Kính gửi: ……………………….(2)……………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………….….

…………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………..

Nơi nhận:

  • Như trên;
  • Lưu VP.

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN

(Ký tên đóng dấu)

Trong đó: (1) Tóm tắt nội dung tờ trình; (2) Tên cơ quan nhận tờ trình

2. Mẫu tờ trình xin kinh phí

Mẫu tờ trình xin kinh phí

TÊN CƠ QUAN ———-

Số: ……./……..

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

————— 

…………, ngày….tháng…..năm…..

TỜ TRÌNH

V/v xin kinh phí …………..

Kính gửi: …………………………………………………….

Căn cứ theo Quyết định ……./……/……. ngày…..tháng…..năm…… của ……………………………………..

Căn cứ vào tình hình thực tế tại …………………………………………………………………………………………

Do nhu cầu cần thiết phải (lý do xin kinh phí) ……………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………..

………… (Tên cơ quan) ………….. kính trình lên ………………………………… xin chủ trương được sử dụng kinh phí vào việc …………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………………………………….

Rất mong sự xem xét và chấp thuận của cơ quan cấp trên!

 THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ                      

3. Mẫu tờ trình xin kinh phí mua sắm thiết bị

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ………………

 

Số: ……../………. 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————- 

…………., ngày…..tháng….năm….. 

TỜ TRÌNH 

Về việc xin kinh phí mua sắm trang thiết bị 

Kính gửi: – Phòng Giáo dục và Đào tạo – Phòng Tài chính – Kế hoạch – Chủ tịch UBND huyện …………….. 

Căn cứ quyết định số …../QĐ-PGD&ĐT ngày…..tháng…..năm……. của trưởng phòng Phòng GD&ĐT ……………………………. về việc giao dự toán chi ngân sách nhà nước năm …….. Căn cứ vào tình hình thực tế tại trường ……………………………………. 

Do nhu cầu cấp thiết cần phải mua sắm thiết bị, cơ sở vật chất để phục vụ công tác giảng dạy năm học ……..-…………………

Trường ……………………………. kính trình đến Phòng giáo dục và đào tạo huyện ……………………, Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện ………………… xin chủ trương sử dụng kinh phí sự nghiệp giáo dục năm …………………. thực hiện mua sắm thiết bị, cơ sở vật chất cụ thể như sau: 

– 10 bộ máy vi tính x 9.000.000 đ/bộ = 90.000.000 đ 

– 10 bộ bàn ghế x 1.500.000 đ/bộ = 15.000.000 đ 

– 01 Ổn áp 10 KVA x 6.000.000 đ/cái = 6.000.000 đ 

– Modem + dây kết nối = 3.000.000 đ 

Tổng cộng: 114.000.000 đồng (Bằng chữ: Một trăm mười bốn triệu đồng)

Rất mong sự xem xét chấp thuận của Phòng giáo dục và đào tạo huyện ………………………, Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện …………

HIỆU TRƯỞNG                    

4. Mẫu tờ trình đề xuất tăng lương

Mẫu tờ trình đề xuất tăng lương là một mẫu đơn đề nghị người sử dụng lao động tăng tiền lương cho người lao động dựa trên những cơ sở, căn cứ thuyết phục, thỏa thuận công việc, hợp đồng.

Những trường hợp nên sử dụng mẫu tờ trình đề xuất tăng lương:

  • Bạn đã làm việc một thời gian khá dài, đã góp phần không nhỏ cho sự phát triển của doanh nghiệp.
  • Bạn đã hoàn thành rất tốt nhiệm vụ được giao và trách nhiệm của mình đối với công việc.
  • Bạn đạt được nhiều thành tích trong công việc và được công nhận.
  • Được thỏa thuận với chủ doanh nghiệp việc sẽ tăng lương sau khi hoàn thành nhiệm vụ được giao
  • Bạn cảm thấy mức lương hiện tại của mình là chưa tương xứng với công sức của mình bỏ ra.

Tham khảo mẫu tờ trình đề xuất tăng lương dưới đây:

CÔNG TY …………………

******

Số: …../TTr – …….

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—–oOo—–

…………, ngày ……. tháng ……. năm

TỜ TRÌNH
Về việc: Đề nghị tăng lương

– Căn cứ ……………………………………………………………………………………………;
– Căn cứ Quyết định số …………………………………………………………………………….;
– Căn cứ Biên bản họp ……………………………………………………………………………..
Phòng Hành chính Nhân sự kính đề nghị Ban Giám Đốc Công ty xem xét tăng lương cho các nhân
viên công ty có tên sau đây:
1. Ông/Bà: ……………………………………… Ngày sinh: ………………………………
Chức vụ: …………………………………….. Trình độ chuyên môn: …………………..
Hiện đang hưởng lương bậc: ……………………………………………………………..
Nay đề nghị tăng lương lên bậc: ………………………………………………………….

2. Ông/Bà: ……………………………………… Ngày sinh: ………………………………
Chức vụ: …………………………………….. Trình độ chuyên môn: …………………..
Hiện đang hưởng lương bậc: ……………………………………………………………..
Nay đề nghị tăng lương lên bậc: ………………………………………………………….

3. …………………………………………………………………………………………….
Kính đề nghị Ban Giám Đốc xem xét và giải quyết ./.

Nơi nhận:
– ……………………………
– ……………………………
Trưởng P. Hành Chính Nhân Sự
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

Ý KIẾN CỦA GIÁM ĐỐC
(Ký, đóng dấu)

LƯU Ý KHI VIẾT TỜ TRÌNH

Để tránh những sai sót trong lập tờ trình thì bạn cần lưu ý:

  • Ở phần nêu lý do cũng như căn cứ thì phải viết giọng văn phù hợp, sao cho thể hiện được nhu cầu khách quan cũng như hoàn cảnh thực tế đòi hỏi.
  • Trong phần đề xuất: Đòi hỏi phải có tính thuyết phục. Giọng văn cần phải đảm bảo cụ thể, rõ ràng và dễ hiểu. Nếu đưa ra các luận cứ thì bạn cần phải chọn lọc thông tin, số liệu tin cậy, đảm bảo sự chính xác tuyệt đối.
  • Trong nội dung tờ trình, bạn cần phải nêu rõ được các lợi ích cũng như những khó khăn, cản trở trong những phương án. Cần phải nêu khách quan, tránh đưa ra những nhận xét chủ quan hay thiên vị theo ý kiến cá nhân.
  • Phần kiến nghị: Kiến nghị đưa ra phải thực sự xác đáng, mang văn phong lịch sự, đúng chuẩn mực, nhã nhặn. Ngoài ra, nội dung, ý kiến đề xuất phải có sự khả thi, thực hiện được. Điều đó mới tạo ra niềm tin và dễ dàng giúp cho cấp trên phê duyệt.
  • Ngoài ra, trong mẫu tờ trình, bạn cũng có thể đính kèm thêm phụ lục. Nó giúp minh hoạ cho các phương án đã được nêu ra.

Xem thêm:

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *