Hợp Đồng Nguyên Tắc Là Gì? Mẫu Hợp Đồng Nguyên Tắc Mới Nhất
Trong quá trình giao dịch, các thay đổi sẽ được điều chỉnh bằng Hợp đồng nguyên tắc và đây chính là căn cứ để các bên tiến hành ký kết Hợp đồng kinh tế chính thức.
Vậy hợp đồng nguyên tắc là gì và các thông tin có liên quan đến hợp đồng nguyên tắc sẽ được làm rõ ở bài viết dưới đây của Văn Bản Kế Toán
1. Hợp Đồng Nguyên Tắc Là Gì?
Hợp đồng nguyên tắc là một loại hợp đồng thể hiện sự thỏa thuận giữa các bên liên quan mang tính chất định hướng về việc mua bán, cung ứng hàng hóa và dịch vụ.
Ở Hợp đồng nguyên tắc, các bên thường sẽ chỉ quy định những vấn đề chung nên Hợp đồng nguyên tắc còn được xem như là 1 bản hợp đồng khung hay biên bản ghi nhớ giữa các bên.
Các thỏa thuận ở trong Hợp đồng nguyên tắc thường được sử dụng làm căn cứ để các bên ký kết Hợp đồng kinh tế hay bổ sung thêm các phụ lục cho Hợp đồng nguyên tắc.
Trong loại hợp đồng này, tùy thuộc vào sự thỏa thuận của các bên và nội dung giao dịch cụ thể để hình thành nên nội dung của Hợp đồng.
Thông thường, Hợp đồng nguyên tắc cũng gồm có tất cả các điều khoản mà có trong Hợp đồng kinh tế nhưng chỉ là quy định chung chung. Các nội dung liên quan đến hàng hóa, dịch vụ cụ thể có thể sẽ được quy định ở Hợp đồng khác hay đơn đặt hàng hoặc phụ lục Hợp đồng.
»»»»» Học Kế Toán Thực Hành Ở Đâu Tốt Nhất
2. Hợp Đồng Nguyên Tắc Có Thời Hạn Bao Lâu?
Hiện nay, trong các văn bản pháp luật chưa có quy định rõ ràng về thời hạn hợp đồng nguyên tắc mua bán hàng hóa. Theo đó, chi tiết về thời hạn của hợp đồng nguyên tắc này sẽ được quy định dựa trên cơ sở thỏa thuận giữa các bên có liên quan.
3. Nội Dung Cần Có Trong Hợp Đồng Nguyên Tắc
Nội dung của Hợp đồng nguyên tắc cần được xây dựng cần được xây dựng dựa trên các quy định của pháp luật để tránh ảnh hưởng đến tính hiệu lực của hợp đồng.
Các nội dung cần có của một Hợp đồng nguyên tắc như sau:
– Thông tin của các bên liên quan: bên mua và bên bán cần cung cấp những thông tin cơ bản như
-
- Tên doanh nghiệp
- Địa chỉ
- Mã số thuế
- Số điện thoại,…
– Những điều khoản chung khi giao kết hợp đồng
– Thông tin cơ bản về hàng hóa, dịch vụ như tên hàng hóa, dịch vụ; đơn vị tính;…
– Giá trị hợp đồng và phương thức thanh toán. Các thông tin cơ bản như giá trị tạm tính, số tài khoản,…
– Quyền và nghĩa vụ các các bên tham gia có trong hợp đồng.
– Bảo hành sản phẩm.
– Phương thức về việc tạm dừng, dừng, chấm dứt hợp đồng và hủy bỏ hợp đồng.
– Cam kết chung của các bên liên quan.
– Hiệu lực của hợp đồng
4. Phân Biệt Hợp Đồng Nguyên Tắc Và Hợp Đồng Kinh Tế
Tiêu chí | Hợp đồng nguyên tắc | Hợp đồng kinh tế |
Mục đích | Chỉ quy định các vấn đề chung nên thường được xem như là 1 bản hợp đồng khung hay biên bản ghi nhớ giữa các bên liên quan. | Quy định về những vấn đề chi tiết, cụ thể hơn, nghĩa vụ của các bên phải thực hiện. |
Tên gọi | Hợp đồng nguyên tắc cơ bản, Thỏa thuận nguyên tắc, Hợp đồng nguyên tắc đại lý,… | Hợp đồng vay vốn, Hợp đồng ủy quyền, Hợp đồng cung ứng dịch vụ, thỏa thuận mua bán hàng hóa, |
Nội dung thỏa thuận trong hợp đồng | Ký kết Hợp đồng nguyên tắc mang tính chất định hướng, những vấn đề cụ thể khác sẽ được các bên thỏa thuận sau. Do đó, trên cơ sở Hợp đồng nguyên tắc, các bên có thể sẽ tiến tới ký Hợp đồng kinh tế chính thức hoặc chỉ cần bổ sung thêm các phụ lục hợp đồng của hợp đồng nguyên tắc. | Việc ký kết Hợp đồng kinh tế có tính chất bắt buộc phải thực hiện, tính ràng buộc và quyền lợi, nghĩa vụ giữa các bên cũng sẽ chi tiết, rõ ràng hơn. |
Khả năng giải quyết các tranh chấp | Hợp đồng nguyên tắc chỉ quy định những vấn đề chung nên khi có tranh chấp xảy ra thì rất khó để giải quyết nhất là khi các bên vi phạm không thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ đã quy định. | Hợp đồng kinh tế quy định quyền và nghĩa vụ rõ ràng nên khi có tranh chấp xảy ra sẽ dễ giải quyết hơn. |
Thời gian ký kết hợp đồng | Hợp đồng ký kết theo thời gian, nếu có sự thay đổi thì các bên chỉ cần ký vào phụ lục. Hợp đồng nguyên tắc có giá trị theo thời gian nên không có sự phụ thuộc vào số lượng các thương vụ, đơn hàng phát sinh trong thời gian hợp đồng có hiệu lực. | Hợp đồng được ký kết khi có sự phát sinh nhu cầu mua bán giữa các bên, thời hạn Hợp đồng kinh tế cũng ngắn hơn, sẽ kết thúc theo từng thương vụ, đơn hàng sau khi các bên đã hoàn thành trách nhiệm và (hoặc) ký biên bản thanh lý hợp đồng. |
Đối tượng áp dụng | Các doanh nghiệp có quan hệ giao dịch mua bán thường xuyên, liên tục, giá trị giao dịch không lớn. | Các doanh nghiệp ít giao dịch với nhau, các giao dịch thường có giá trị lớn. |
»»»»» Học kế toán ONLINE ở đâu chất lượng tốt nhất
5. Mẫu Hợp Đồng Nguyên Tắc Mới Nhất
Các điều khoản cụ thể của Hợp đồng nguyên tắc
Điều 1: Điều khoản chung
– Hai bên có nhu cầu mua bán hàng hóa căn cứ trên cơ sở quyền và lợi ích của cả hai bên tham gia là bên A và bên B.
– Sau khi hợp đồng được ký kết nếu phát sinh hai bên sẽ quyết định đi tới các thỏa thuận khác về mua bán đối với từng lần thực hiện giao dịch. Trong đó các thông tin chi tiết về số lượng, khối lượng, giá cả, chất lượng,.. sẽ được thỏa thuận rõ ràng trong bản hợp đồng mua bán.
– Khi phát sinh mâu thuẫn trong hợp đồng này và hợp đồng mua bán thì sẽ được giải quyết theo các điều khoản ghi nhận trong hợp đồng nguyên tắc này.
Điều 2: Nội dung hàng hóa
– Bên bán phải có nghĩa vụ đảm bảo cung cấp hàng hóa và sản phẩm đúng theo quy định về chất lượng, chủng loại như trong thỏa thuận và theo đúng quy định của pháp luật.
– Các thông tin chi tiết về hàng hóa hai bên sẽ được nêu chi tiết ở hợp đồng mua bán.
Điều 3: Giao và nhận hàng
– Khi tiến hành giao nhận hàng hóa, bên nhận hàng kiểm tra các thông tin về số lượng hàng, địa điểm giao nhận hàng và chi phí phát sinh sẽ nêu rõ ở trong hợp đồng mua bán.
– Các giấy tờ khi giao dịch hàng hóa cần bắt buộc phải có:
+ Hóa đơn bán hàng có xác nhận của 2 bên
+ Biên bản giao nhận hàng, trong đó ghi rõ các nội dung về số lượng, khối lượng, kiện hàng, thùng hàng.
Điều 4: Giá cả và phương thức thanh toán
– Hai bên đi đến thỏa thuận về mức giá bán hàng theo như giá của doanh nghiệp.
– Đơn giá, thuế GTGT và tổng tiền thanh toán hàng hóa ghi rõ trong Hợp đồng mua bán.
– Phương thức mua bán sẽ được ghi nhận trong hợp đồng mua bán.
Điều 5: Nghĩa vụ của các bên tham giá
– Bên bán:
+ Đảm bảo cung cấp hàng hóa về chất lượng, số lượng, loại hàng và tiêu chuẩn đúng như đã thỏa thuận.
+ Kịp thời cập nhật các thông tin về giá, các loại sản phẩm mới,…
+ Cần phải thực hiện đúng và hoàn thành đúng nghĩa vụ có ghi trong hợp đồng mua bán.
– Bên mua
+ Đảm bảo hoàn thành nghĩa vụ thanh toán đúng với thời gian hai bên đã thỏa thuận trong hợp đồng.
+ Tuân thủ đúng các quy định của pháp luật khi thực hiện di dời, vận chuyển hàng hóa.
+ Cần phải thực hiện đúng và hoàn thành đúng nghĩa vụ có ghi trong hợp đồng mua bán.
Điều 6: Nghĩa vụ về các thông tin cung cấp của các bên
– Các bên cung cấp đầy đủ thông tin của mình về: tên doanh nghiệp, số vốn, sổ tài khoản ngân hàng, thông tin người đại diện thực hiện giao dịch mua bán, giấy phép đăng ký kinh doanh, văn bản ủy quyền.
– Các bên cung cấp các thông tin trên phải cam kết là chính xác và không có sai sót. Theo đó, khi phát sinh về việc thay đổi thông tin thì bên đó sẽ phải có nghĩa vụ tiến hành thông báo cho bên còn lại để điều chỉnh thông tin.
– Nếu có sự phát sinh thiệt hại do lỗi của một trong hai bên thì phải thực hiện bồi thường theo như thỏa thuận nhưng đảm bảo tuân thủ đúng quy định của pháp luật.
Điều 7: Bảo hành sản phẩm (nếu có)
– Những phát sinh liên quan đến vấn đề hỏng hàng hóa, sản phẩm do lỗi của nhà sản xuất hoặc bên bán thì phải có trách nhiệm hỗ trợ bảo hành đúng như ghi nhận trên giấy bảo hành.
Điều 8: Cam kết
– Trong trường hợp một trong các bên vi phạm hợp đồng thì các bên tiến hành thỏa thuận. Nếu không thể thỏa thuận sẽ đưa vụ việc khởi kiện trực tiếp ra tòa án quận / huyện, đồng thời tuân thủ các quy định của pháp luật.
Điều 9: Hiệu lực hợp đồng
– Hợp đồng nguyên tắc có giá trị hiệu lực bắt đầu từ ngày ký kết hợp đồng. Trường hợp có phát sinh các bên sẽ thỏa thuận sau.
– Bản nguyên tắc hợp đồng này được lập thành 4 bản và mỗi bên sẽ giữ 2 bản, đồng thời có giá trị pháp lý như nhau.
Bài viết trên đây là những nội dung liên quan đến Hợp đồng nguyên tắc và mẫu Hợp đồng nguyên tắc theo quy định mới nhất. Mong rằng những thông tin Văn Bản Kế Toán chia sẻ trong bài viết hữu ích với bạn đọc
Xem thêm:
- Mẫu hợp đồng mua bán đất viết tay thông dụng hiện nay
- Mẫu Hợp Đồng Đặt Cọc Mua Đất, Mua Nhà Mới Nhất
- Mẫu Biên Bản Nghiệm Thu Và Thanh Lý Hợp Đồng Mới Nhất
- Mẫu Phụ Lục Hợp Đồng Chuẩn Và Mới Nhất – Lưu Ý Khi Soạn Thảo
- Mẫu Hợp Đồng Thuê Nhà Chuẩn Và Cập Nhật Mới Nhất