Hợp đồng điện từ là gì

Hợp Đồng Điện Tử Là Gì? Cách Ký Hợp Đồng Điện Tử

Việc ký kết hợp đồng đã trở nên dễ dàng và tiện lợi hơn với hợp đồng điện tử. Vậy hợp đồng điện tử là gì? Hợp đồng điện tử có giá trị pháp lý không? Lợi ích của hợp đồng điện tử là gì? Các loại hợp đồng điện tử được sử dụng hiện nay là gì?… Hãy cùng Văn bản kế toán đi tìm hiểu những thông tin chi tiết về hợp đồng điện tử trong bài viết dưới đây

»»»»» Học kế toán ONLINE ở đâu chất lượng tốt nhất 

I. Hợp Đồng Điện Tử Là Gì? Hợp Đồng Điện Tử Có Giá Trị Pháp Lý Không?

Căn cứ vào Điều 33 Luật Giao dịch điện tử 2005 quy định:

Hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới thông điệp dữ liệu (dạng thông tin được tạo ra, được gửi đi, được nhận và được lưu trữ bằng phương tiện điện tử.)

Trong đó:

Phương tiện điện tử là phương tiện hoạt động dựa trên công nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây, quang học, điện từ hoặc công nghệ tương tự.

Giao kết bằng hợp đồng điện tử là sử dụng thông điệp dữ liệu để tiến hành một phần hoặc toàn bộ giao dịch trong quá trình giao kết. Lúc này, thông báo dưới dạng thông điệp dữ liệu có giá trị pháp lý như thông báo bằng hợp đồng truyền thống.

Hợp đồng điện tử có tính pháp lý không

Tính pháp lý của hợp đồng điện tử: Giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử không thể bị phủ nhận chỉ vì hợp đồng đó được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu. (Quy định tại Điều 34 Luật Giao dịch điện tử 2005)

Nội dung cần có trong hợp đồng điện tử: Thông thường, trên hợp đồng điện tử phải đảm bảo có đầy đủ các nội dung sau:

  • Đối tượng của hợp đồng
  • Thời hạn, thời điểm, phương thức thực hiện hợp đồng
  • Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng
  • Quyền, nghĩa vụ các bên tham gia hợp đồng điện tử
  • Phương thức giải quyết tranh chấp.

II. Đặc Điểm Của Hợp Đồng Điện Tử

Thông tin hợp đồng được thể hiện bằng dữ liệu điện tử: Điểm mới của hợp đồng điện tử so với hợp đồng truyền thống là thông tin được lưu trữ dưới dạng thông điệp dữ liệu.

Có sự tham gia ít nhất 3 chủ thể trong hợp đồng: Ngoài hai chủ thể trong hợp đồng phổ biến là bên bán và bên mua thì còn có sự xuất hiện chủ thể thứ ba là người đứng giữa hai chủ thể kia.

Giá trị pháp lý được đảm bảo: Theo Điều 34 của Luật giao dịch điện tử thì tính pháp lý của hợp đồng điện tử được công nhận tương đương với hợp đồng truyền thống. Tuy nhiên, các hợp đồng về sử dụng đất, giấy đăng ký kết hôn hay các hợp đồng dân sự khác thì hợp đồng điện tử không có giá trị pháp lý.

Dễ dàng thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi: Do thông tin của hợp đồng được thiết lập dưới dạng dữ liệu điện tử nên không cần hai chủ thể gặp nhau. Ở bất kì nơi đâu các bên cũng có thể ký hợp đồng thỏa thuận một cách nhanh chóng.

III. Ưu Điểm Của Hợp Đồng Điện Tử

Hợp đồng điện tử mang lại nhiều lợi ích đặc biệt là khi hầu hết các doanh nghiệp đang bước vào giai đoạn chuyển đổi số.

Một số ưu điểm nổi bật:

Tiện lợi và nhanh chóng: Hợp đồng điện tử có thể được ký kết ở bất kỳ đâu mà không cần phải gặp hai bên.

Tiết kiệm thời gian, chi phí: Mọi bước trong quá trình ký kết hợp đồng điện tử đều được thực hiện trực tuyến.

Dễ dàng tra cứu, tìm kiếm: Bạn không cần mò mẫm tìm kiếm hợp đồng trong tập tài liệu dày cộp của công ty. Thay vào đó, chỉ cần vài thao tác tìm kiếm đơn giản trên kho dữ liệu là có thể biết được hợp đồng đã ký, hợp đồng chờ ký hay hợp đồng trả lại vô cùng nhanh chóng, chính xác.

Đảm bảo khi có tranh chấp: Những nhà cung cấp uy tín đều cung cấp tính năng lưu lại lịch sử ký kết (tên, công ty, địa chỉ IP, thời gian ký …) khi ký hợp đồng điện tử. Vậy nên nếu có xảy ra tranh chấp, các bên đều có đủ bằng chứng.

»»»»» Học Kế Toán Tổng Hợp Ở Đâu Tốt Nhất

IV. So Sánh Hợp Đồng Điện Tử Và Hợp Đồng Truyền Thống

1. Điểm chung giữa hợp đồng điện tử và hợp đồng truyền thống

Cả hai loại hợp đồng đều là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ với nhau. Khi giao kết và thực hiện chúng đều phải dựa trên những cơ sở pháp lý nhất định và tuân thủ những quy định liên quan đến hình thức của hợp đồng, chủ thể của hợp đồng, điều kiện hiệu lực của hợp đồng, quy trình giao kết hợp đồng, chế độ trách nhiệm do vi phạm hợp đồng và giải quyết tranh chấp phát sinh nếu có.

Cả 02 loại hợp đồng này đều phải đảm bảo tuân thủ 03 nguyên tắc trong quá trình thực hiện:

  • Đúng đối tượng, số lượng, chủng loại thời hạn phương thức và các thỏa thuận khác;
  • Thực hiện hợp đồng một cách trung thực theo tinh thần hợp tác và các bên cùng có lợi, đảm bảo tin cậy lẫn nhau;
  • Không được xâm phạm đến lợi ích của nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

2. Điểm khác nhau giữa hợp đồng điện tử và hợp đồng giấy

So sánh hợp đồng điện tử và hợp đồng truyền thống

Tiêu chí Hợp đồng điện tử Hợp đồng truyền thống
Căn cứ pháp lý Luật Giao dịch điện tử 2005, Bộ luật Dân sự 2005. Bộ luật Dân sự 2015
Phương thức giao dịch
  • Giao dịch bằng phương tiện điện tử hay còn được gọi là giao dịch bằng văn bản
  • Được ký bằng chữ ký điện tử
Thông thường, hợp đồng truyền thống có các phương thức sau:

  • Bằng văn bản
  • Bằng lời nói
  • Bằng hành động
  • Các hình thức khác do hai bên thỏa thuận
Nội dung Ngoài các nội dung như Hợp đồng truyền thống, các bên giao kết hợp đồng điện tử có thể thoả thuận về:

  • Yêu cầu kỹ thuật
  • Chứng thực chữ ký điện tử
  • Các điều kiện bảo đảm tính toàn vẹn, bảo mật
  • Đối tượng của hợp đồng;
  • Số lượng, chất lượng;
  • Giá, phương thức thanh toán;
  • Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;
  • Quyền, nghĩa vụ của các bên;
  • Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
  • Phương thức giải quyết tranh chấp

V. Các Loại Hợp Đồng Điện Tử Phổ Biến Hiện Nay

1. Phân loại theo công nghệ sử dụng

Hợp đồng điện tử phân loại theo công nghệ sử dụng được chia ra 3 loại:

1.1 Hợp đồng truyền thống được một bên đưa lên website

Đây là loại hợp đồng mà được soạn sẵn trên giấy sau đó được chỉnh sửa và đưa lên website để các bên tham gia ký.

Các hợp đồng sẽ được đưa lên website thường sẽ ở dạng file PDF, có nút tick xác nhận sự đồng ý với các điều khoản của hợp đồng và 2 nút lựa chọn đồng ý hoặc không đồng ý ký hợp đồng.

1.2 Hợp đồng điện tử hình thành qua giao dịch điện tử

Đây là hợp đồng không phải soạn sẵn như các hợp đồng khác mà được hình thành một cách tự động. Các thông tin mà khách hàng nhập vào sẽ được tổng hợp và xử lý bởi máy tính.

Sau khi điền xong, thông tin sẽ được tổng hợp ở cuối giao dịch và hiển thị lại cho khách hàng. Cuối cùng, khách hàng xác nhận đồng ý và một bản sao lưu sẽ được chuyển về cho khách hàng bằng hình thức email hay qua số điện thoại.

1.3 Hợp đồng điện tử hình thành qua thư điện tử

Đây là hình thức sử dụng thư điện tử để ký kết hợp đồng. Các quy trình đều như hợp đồng truyền thống nhưng có điểm khác biệt đó là phương tiện để giao kết hợp đồng là máy tính, email,…

Một số lợi ích của loại hợp đồng điện tử này là mang lại tốc độ nhanh, thông tin chi tiết, tiết kiệm thời gian chi phí,… Bên cạnh đó, có một số mặt xấu đó là tính bảo mật thấp, dễ dàng bị lộ thông tin cũng như ràng buộc trách nhiệm các bên còn kém.

2. Phân loại theo chủ thể, mục đích, nội dung,…

2.1 Hợp đồng lao động điện tử

Hợp động lao động điện tử cũng giống các loại hợp đồng truyền thống lao động khác đó là giao kết của người lao động và người sử dụng lao động về các điều kiện, tiền lương, trách nhiệm của mỗi bên,… những thông tin này được lưu dưới dạng thông tin được tử và có giá trị như hợp đồng lao động văn bản.

Đặc điểm của loại hợp đồng này là chủ thể là gồm người lao động và người sử dụng lao động. Một số loại hình hợp đồng lao động điện tử có thể kể đến như:

  • Hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
  • Hợp đồng lao động xác định thời hạn.
  • Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định.
  • Hợp đồng lao động điện tử

Xem thêm: Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động

2.2 Hợp đồng dân sự điện tử

Hợp đồng dân sự điện tử là loại hợp đồng thể hiện thỏa thuận giữa các bên về việc chấm dứt, thay đổi hay nghĩa vụ dân sự dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật. Đây là hợp đồng về lợi ích hợp pháp các bên và các bên không cần phải gặp nhau để ký kết mà chỉ cần thông qua phương tiện điện tử

Bên cạnh đó, có một số lĩnh vực không áp dụng hình thức điện tử:

    • Không áp dụng với việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và các bất động sản khác.
    • Văn bản về thừa kế, giấy đăng ký kết hôn, quyết định ly hôn, giấy khai sinh, giấy khai tử, hồi phiếu và các giấy tờ khác.

Đặc điểm của hợp đồng dân sự điện tử: Chủ thể phải là cá nhân hoặc pháp nhân.

Các loại hợp đồng trong hợp đồng dân sự điện tử như: Hợp đồng song vụ, hợp đồng đơn vụ, hợp đồng chính, hợp đồng phụ, hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba và hợp đồng có điều kiện.

2.3 Hợp đồng thương mại điện tử

Hợp đồng thương mại điện tử là loại hợp đồng có 1 bên chủ thể là thương nhân và 1 bên chủ thể còn lại cần phải có chức năng pháp lý nhằm xác định hợp đồng dưới dạng thông điệp dữ liệu. Các thông tin dữ liệu cần thỏa các điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật.

Những đặc điểm của hợp đồng thương mại điện tử như sau:

  • Chủ thể bao gồm một bên là chủ thể thương nhân và một bên là chủ thể có tư cách pháp lý.
  • Mục đích của hợp đồng là lợi nhuận.
  • Trong hợp đồng này thì đối tượng của hợp đồng là hàng hóa. Hợp đồng thương mại điện tử bao gồm hợp đồng mua bán hàng hóa và hợp đồng dịch vụ.

VI. Quy Định Về Chữ Ký Trên Hợp Đồng Điện Tử

Ký hợp đồng điện tử

Chữ ký trên hợp đồng điện tử có thể được điều chỉnh bởi các văn bản pháp luật như:

  • Luật Giao dịch điện tử năm 2005.
  • Nghị định 130/2018/NĐ-CP ngày 27/9/2018 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử năm 2005.
  • Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013 của Chính phủ về thương mại điện tử.
  • Bộ luật dân sự 2015

Khi ký hợp đồng điện tử, chữ ký điện tử phải đảm bảo giá trị pháp lý. Và theo quy định hiện hành, chữ ký điện tử sẽ có giá trị pháp lý khi thỏa mãn các điều kiện:

  • Phương pháp tạo ra chữ ký điện tử phải đảm bảo về việc có thể xác minh người ký. Và thông qua chữ ký đó, phải chứng tỏ được rằng người ký đã chấp thuận với tất cả các điều khoản, nội dung trong hợp đồng.
  • Phương pháp tạo ra chữ ký điện tử phải đủ tin cậy và phù hợp với mục đích của hợp đồng, không vi phạm các điều cấm của pháp luật.

Để có thể ký hợp đồng điện tử và đảm bảo tính xác thực thông điệp dữ liệu của hợp đồng được ký, theo cơ quan chứng thực, doanh nghiệp cần đảm bảo có đủ những yếu tố sau:

  • Phần mềm hỗ trợ ký
  • Chữ ký điện tử hoặc chữ ký số
  • Phương pháp kiểm tra chứng thư số

Quy định về chữ ký trên hợp đồng điện tử, khi giao kết hợp đồng điện tử, các bên sẽ sử dụng chữ ký điện tử. Theo quy định tại luật giao dịch điện tử 2005, chữ ký điện tử có các đặc điểm như:

  • Được tạo lập dưới dạng dữ liệu điện tử như chữ, ký hiệu, hình ảnh, âm thanh…
  • Được gắn liền, kết hợp với hợp đồng điện tử một cách logic. Chẳng hạn như dưới dạng file Word hoăc File PDF
  • Người dùng có thể nhận dạng người ký thông qua chữ ký điện tử. Chữ ký này phải có khả năng xác nhận được người ký và thông qua chữ ký điện tử, người ký sẽ thể hiện sự chấp thuận đối với các nội dung trên hợp đồng.

Trong giao kết hợp đồng điện tử, bạn có thể sử dụng 1 trong 3 loại chữ ký điện tử phổ biến sau:

Chữ ký số

Chữ ký số được hiểu là một dạng chữ ký điện tử. Trong đó, chữ ký sẽ được tạo ra bằng sự biến đổi các thông điệp dữ liệu thông qua một hệ thống mật mã không đối xứng. Khi sử dụng chữ ký số, người dùng có thể sử dụng một thiết bị như USB Token để ký. Thiết bị này phải được cung cấp bởi các đơn vị chứng thực chữ ký số công cộng. Mỗi doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khi đăng ký sẽ có một chữ ký số riêng biệt để nhận biết và giao kết các hợp đồng điện tử.

Chữ ký scan

Theo quy định về chữ ký trên hợp đồng, bạn có thể sử dụng chữ ký scan để giao kết hợp đồng điện tử. Hiểu một cách đơn giản, chữ ký Scan là chữ ký được chuyển thành dạng điện tử sau khi ký tay trên hợp đồng giấy. Các bên có thể chuyển thành hợp đồng điện tử thông qua máy quét (scan) và gửi qua thư điện tử.

Chữ ký hình ảnh

Chữ ký hình ảnh là chữ ký được người dùng ký tay, sau đó chuyển thành hình ảnh và chèn vào dữ liệu của hợp đồng điện tử. Sau đó, hợp đồng điện tử có thể được gửi qua thư điện tử.

Trên đây là khái niệm hợp đồng điện tử là gì và những quy định cần biết về hợp đồng điện tử, chữ ký hợp đồng điện tử. Mong rằng những thông tin Văn bản kế toán chia sẻ trong bài viết sẽ hữu ích với bạn đọng

Tham khảo thêm:

Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *