Doanh nghiệp có thể điều chuyển lao động hay không?
Trên thực tế, vì nhu cầu sản xuất kinh doanh hay những yếu tố tác động bên ngoài khác mà doanh nghiệp muốn điều chuyển người lao động sang làm một công việc khác so với thỏa thuận trong hợp đồng lao động. Vậy doanh nghiệp được điều chuyển người lao động làm khác vị trí công việc đã ký kết trong hợp đồng lao động như thế nào là đúng quy định của pháp luật?
>>>Tham khảo thêm: học kế toán tổng hợp thực hành ở đâu tốt nhất tại Hà Nội và Tp. HCM
1. Khi nào thì doanh nghiệp được chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động? khoa hoc lap bao cao tai chinh cap toc
Căn cứ vào Điều 31 Bộ luật lao động 2012 và Điều 8 Nghị định 05/2015/NĐ-CP, thì doanh nghiệp được chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động khi:
– Khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh;
– Áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
– Sự cố điện, nước; học xuất nhập khẩu ở đâu tốt nhất
– Do nhu cầu sản xuất, kinh doanh. Khi điều chuyển người lao động trong trường hợp này, doanh nghiệp phải quy định cụ thể trong nội quy của doanh nghiệp trường hợp do nhu cầu sản xuất, kinh doanh mà doanh nghiệp được tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động.
2. Thời hạn điều chuyển người lao động
– Doanh nghiệp được tạm thời điều chuyển người lao động làm công việc khác đủ 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm.
– Trong trường hợp doanh nghiệp muốn điều chuyển người lao động trong thời hạn nhiều hơn 60 ngày, thì phải được sự đồng ý của người lao động bằng văn bản.
– Trong trường hợp hết thời hạn điều chuyển, mà doanh nghiệp muốn người lao động làm việc luôn tại ví trí mới thì doanh nghiệp phải có sự đồng ý của người lao động. Sự đồng ý thỏa thuận có thể bằng: nên học kế toán thực hành ở đâu
+ Văn bản đồng ý của người lao động về việc chuyển qua làm công việc mới khác với công việc ghi trong hợp đồng lao động.
+ Phụ lục Hợp đồng lao động trong đó có quy định về việc chuyển công việc mới khác so với công việc ban đầu.
Quý thành viên có thể tham khảo công việc: Giao kết phụ lục Hợp đồng lao động.
+ Hợp đồng lao động mới giữa doanh nghiệp và người lao động. Trong trường hợp này thì giữa doanh nghiệp và người lao động có thể thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động ban đầu và sau đó ký hợp đồng lao động mới. học kế toán ở đâu tốt nhất
Quý thành viên có thể tham khảo công việc: Chấm dứt hợp đồng lao động theo thỏa thuận của các bên; Giao kết hợp đồng lao động.
– Trong trường hợp hết thời hạn điều chuyển, doanh nghiệp muốn người lao động làm việc luôn tại ví trí mới mà người lao động vẫn muốn tiếp tục làm công việc cũ thì hai bên tiếp tục thực hiện hợp đồng như đã giao kết ban đầu. Doanh nghiệp không có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động trong trường hợp này. Tuy nhiên, người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nếu doanh nghiệp không bố trí công việc, địa điểm làm việc hoặc điều kiện làm việc như đúng thỏa thuận trong hợp đồng lao động. học kế toán tổng hợp ở đâu tốt nhất tphcm
Quý thành viên có thể tham khảo công việc: Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động; Doanh nghiệp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
3. Nghĩa vụ của doanh nghiệp khi điều chuyển người lao động
– Thông báo cho người lao động biết trước ít nhất 03 ngày làm việc khi tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác.
– Nội dung thông báo phải bao gồm : học kế toán thuế chuyên sâu
+ Thời hạn làm tạm thời của người lao động;
+ Bố trí công việc phù hợp với sức khoẻ, giới tính của người lao động.
4. Tiền lương của người lao động khi điều chuyển lao động:
Mức lương trả cho người lao động là mức lương theo công việc mới và tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% mức tiền lương công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định. học kế toán thực hành
Quý thành viên có thể tham khảo công việc: Mức lương tối thiểu vùng.
Trong trường hợp tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương công việc cũ thì được giữ nguyên mức lương cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc.
5. Mức phạt hành chính khi doanh nghiệp điều chuyển lao động trái luật
Có một số trường hợp các doanh nghiệp muốn cắt giảm lao động, hay điều chuyển lao động làm công việc khác, trái quy định của pháp luật sẽ bị phạt hành chính, cụ thể:
Quy định tại Điều 7 Nghị định 88/2015/NĐ-CP, doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng nếu chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động không đúng lý do, thời hạn hoặc không có văn bản đồng ý của người lao động theo quy định.
>>>Xem thêm: Những điểm bắt buộc bạn phải biết khi giao kết hợp động thương mại