Cách ghi sổ Nhạt ký - Sổ cái

Cách ghi sổ Nhật Ký – Sổ cái theo thông tư 200/2014/TT-BTC

Hướng dẫn hình thức, cách ghi sổ kế toán theo hình thức sổ Nhật ký – Sổ cái theo thông tư 200/2014/TT- BTC ký ban hành  22/12/2014 và có hiệu lực bắt đầu từ ngày 1/1/2015. Các bạn cùng tham khảo bài viết nhé. khoa hoc lap bao cao tai chinh cap toc

1. Đặc trưng của hình thứ Nhật kí – Sổ cái:

Các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh  được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế (căn cứ vào các tài khoản kế toán) trên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất là Sổ Nhật kí – sổ cái. Căn cứ để ghi vào sổ Nhật ký- sổ cái là các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán.

Tải mẫu sổ Nhật ký – Sổ cái theo thông tư 200 file Excel: TẠI ĐÂY

Tải mẫu sổ Nhật ký – Sổ cái theo thông tư 200 file Word: TẠI ĐÂY

Hình thức Nhật ký – Sổ cái bao gồm:

  • Nhật ký – Sổ cái
  • Các Sổ, thẻ kế toán chi tiết

2. Cách ghi sổ Nhật ký – sổ cái:

Công việc hàng ngày: học logistics ở đâu tốt tốt nhất hà nội

Kế toán căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra và được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để ghi vào sổ Nhật ký – Sổ cái. Số liệu của mối chứng từ (hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại) được ghi trên  một dòng ở cả 2 phần Nhật ký và phần Sổ cái. Bảng tổng hợp chứng từ kế toán được lập cho những chứng từ cùng loại( Phiếu thu, phiếu chi, phiếu xuất, phiếu nhập,…) phát  sinh nhiều lần trong cùng một ngày hoặc định kỳ 1 đến 3 ngày. Chứng từ kế toán và Bảng tổng hợp chứng từ cùng loại sau khi đã ghi Sổ Nhật ký – Sổ cái, được dùng để ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan. học khóa kế toán ngắn hạn ở đâu

Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức sổ Nhật ký-Sổ cái

Công việc cuối tháng

Cuối tháng, sau khi đã phản ánh toàn bộ chứng từ kế toán phát sinh trong tháng vào Sổ Nhật Ký – Sổ cái và các sổ, thẻ kế toán chi tiết, kế toán tiến hành cộng số liệu của cột số phát sinh ở phần Nhật ký và các cột Nợ, cột Có của từng tài khoản ở phần Sổ Cái để ghi vào dòng cộng phát sinh cuối tháng. Căn cứ vào số phát sinh các tháng trước và số phát sinh tháng này tính ra số phát sinh trong tháng kế toán tính ra số dư cuối tháng ( cuối quý) của từng tài khoản trên Nhật Ký – Sổ cái.

Khi kiểm tra, đối chiếu số cộng cuối tháng( cuối quý) trong Sổ Nhật ký – Sổ cái phải đảm bảo các yêu cầu sau: học xuất nhập khẩu tại tphcm

Tổng số tiền của cột phát sinh ở Sổ Nhật ký  = Tổng số phát sinh Nợ của tất cả các Tài khoản  = Tổng tài khoản phát sinh Có của tất cả các Tài khoản

Tổng số dư Nợ các Tài khoản  =  Tổng số Dư các Tài khoản

Các sổ, thẻ kế toán chi tiết

Các sổ, thẻ kế toán chi tiết cũng phải được khóa sổ để cộng số phát sinh Nợ, số phát sinh Có và tính ra số dư cuối tháng của từng đối tượng.Căn cứ vào số liệu khóa sổ của các đối tượng lập “ Bảng tổng hợp chi tiết” cho từng Tài khoản. Số liệu trên “Bảng tổng hợp chi tiết” được đối chiếu với các số phát ính Nợ, số phát sinh Có và số Dư cuối tháng của từng loại tài khoản trên sổ Nhật ký – Sổ cái.

Số liệu trên Nhật ký – Sổ cái và trên “Bảng tổng hợp chi tiết”. Sau khi khóa sổ được kiểm tra, đối chiếu nếu khớp, đúng sẽ được sử dụng để lập báo cáo tài chính.

3. Ưu nhược điểm của Nhật ký- Sổ cái

Ưu điểm: học xuất nhập khẩu tại tphcm

  • Sổ kế toán gọn nhẹ, tất cả các Nghiệp vụ kế toán phát sinh đều nằm trong Sổ cái; chỉ cần một kế toán trực tiếp ghi sổ; cộng sổ, lấy số dư và lên cân đối ( giảm chi phí khâu gián tiếp).
  • Việc ghi sổ kế toán không trùng lặp (định khoản ngay trên chứng từ gốc và ghi các tài khoản đối ứng ngay trong 1 quyển sổ cái. nghiệp vụ ngân hàng
  • Việc lến cân đối phát sinh các tài khoản kế toán rất thuận lợi; nếu có sai sót rất dễ đối chiếu để tìm ra ngay.

Nhược điểm:

  • Chỉ thích hợp với doanh nghiệp nhỏ, kinh doanh thương mại
  • Đối với các doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp sản xuất Công nghiệp, xây dựng,…phải sử dụng nhiều tài khoản kế toán thì không thể áp dụng loại hình kế toán này được vì sổ sẽ rất dài, hay sai sót.
  • Dễ phát sinh lệch dòng do dòng quá dài, dòng kẻ không trùng nhau…Việc ghi sổ khá lãng phí ( trong một dòng rất dài nhưng chỉ ghi một vài cột đối ứng)
  • Ghi sổ cái quá chi tiết, mất thời gian, việc tổng hợp để phân tích số liệu kế toán khó, thiếu khoa học.

Mẫu sổ Nhật Ký – Sổ cái:

Mẫu sổ Nhật ký- Sổ cái
Mẫu sổ Nhật ký- Sổ cái

Xem thêm: học kế toán thực hành ở đâu tphcm

Nội dung tham khảo từ: Kế toán Lê Ánh

5/5 - (5 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *