Các Tài Khoản Kế Toán Thường Dùng Các Loại Hình Doanh Nghiệp
Ở mỗi lĩnh vực hoạt động thì các tổ chức sẽ sử dụng các tài khoản kế toán thường dùng riêng để thuận tiện cho kế toán viên trong quá trình hạch toán và theo dõi các nghiệp vụ phát sinh trong quá trình hoạt động.
Trên thực tế, trong các loại hình doanh nghiệp sẽ sử dụng các tài khoản kế toán thường dùng và chúng sẽ khác với các loại tài khoản thường dùng trong ngân hàng, tổ chức tài chính,…
Vậy các tài khoản kế toán thường dùng trong doanh nghiệp là các tài khoản nào và hạch toán ra sao? Trong bài viết này, Văn Bản Kế Toán sẽ chia sẻ với các bạn một cách tổng quát, chi tiết thông tin về các tài khoản kế toán thường dùng trong doanh nghiệp hiện nay.
1. Tài Khoản Kế Toán Là Gì?
Để hiểu rõ hơn về khái niệm tài khoản kế toán là gì thì trước hết các bạn cần hiểu khái niệm nghiệp vụ kinh tế là gì. Nghiệp vụ kinh tế phát sinh được hiểu là các hoạt động đã xảy ra trong doanh nghiệp mà gây nên những biến động về tài sản hoặc nguồn vốn mà kế toán viên cần phải theo dõi như: Thu tiền, chi tiền, mua hàng, bán hàng,…
Tài khoản kế toán là phương tiện phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh của công ty, doanh nghiệp theo từng đối tượng kế toán riêng biệt.
Ví dụ: Bán Hàng hóa và thu về Tiền mặt – Đây là 1 nghiệp vụ kinh tế phát sinh và đối tượng kế toán ở đây là hàng hóa và tiền mặt, được ghi vào sổ sách kế toán với các số hiệu tài khoản để mã hóa cho các đối tượng kế toán riêng biệt này như: Tiền mặt – TK 111 và Hàng hóa – TK 156.
⇒ Như vậy, Tài khoản kế toán giúp cho kế toán viên thực hiện hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được nhanh hơn, ngắn gọn hơn mà vẫn phản ánh chi tiết được nội dung một cách đầy đủ.
»»» Học kế toán ONLINE ở đâu chất lượng tốt nhất
2. Các Loại Tài Khoản Kế Toán
Trước khi tìm hiểu chi tiết các tài khoản kế toán thường dùng trong doanh nghiệp cần phải hiểu rõ được các loại tài khoản cơ bản dưới đây. Bảng tài khoản kế toán dưới đây là các loại tài khoản kế toán quan trọng nhất mà người kế toán cần nắm vững.
Tính chất | Loại tài khoản | Số phát sinh | |
Tài sản | Tài sản ngắn hạn | Loại 1 | Tăng ghi Nợ, giảm ghi Có |
Tài sản dài hạn | Loại 2 | ||
Nguồn vốn | Nợ phải trả | Loại 3 | Giảm ghi Nợ, tăng ghi Có |
Vốn chủ sở hữu | Loại 4 | ||
Doanh thu | Doanh thu | Loại 5 | Giảm ghi Nợ, tăng ghi Có |
Thu nhập khác | Loại 6 | ||
Chi phí | Chi phí | Loại 7 | Tăng ghi Nợ, giảm ghi Có |
Chi phí khác | Loại 8 | ||
Xác định kết quả kinh doanh | Loại 9 |
Ngoài 9 loại tài khoản kế toán trong bảng trên, còn 1 loại tài khoản nữa mà kế toán viên cần nắm chắc đó chính là Tài sản loại 0. Tài khoản loại 0 được quy định là các tài khoản ngoài bảng áp dụng cho phương pháp ghi sổ đơn. Theo đó, các phát sinh chỉ được ghi bên Nợ hoặc bên Có mà thôi.
3. Các Tài Khoản Kế Toán Thường Dùng Trong Doanh Nghiệp
Kế toán doanh nghiệp thường chia nhỏ ra thành kế toán thương mại dịch vụ, kế toán sản xuất, kế toán xây dựng và sẽ có các tài khoản kế toán thường dùng khác nhau. Hãy tìm hiểu chi tiết các tài khoản thường dùng ở dưới đây nhé.
* Kế toán thương mại dịch vụ
Kế toán thương mại dịch vụ là người kế toán thực hiện các công việc kế toán viên thực hiện trong doanh nghiệp kinh doanh thương mại dịch vụ. Đối tượng mà kế toán thương mại dịch vụ thường hướng tới là các loại hàng hóa, vật tư, thiết bị,…. cung cấp cho hoạt động của dịch vụ.
Tổ chức kế toán thương mại, dịch vụ trong doanh nghiệp sẽ sử dụng sổ sách và chứng từ sau đây: Sổ sách và chứng từ sử dụng như trong các doanh nghiệp khác; riêng với các doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ hàng hóa, sản phẩm tại các quầy hàng, cửa hàng, kế toán viên còn sử dụng các sổ sách: Sổ nhận hàng, Thẻ quầy hàng và Sổ thanh toán.
»»» REVIEW Khóa Học Kế Toán ngắn hạn tại TPHCM tốt nhất
Các tài khoản kế toán thường dùng cho phương pháp kê khai thường xuyên:
- TK 156 – Hàng hóa.
- TK 111 – Tiền mặt
- TK 112 – Tiền gửi ngân hàng
- TK 142 – Chi phí trả trước
- TK 151 – Hàng mua đang đi đường.
- TK 157 – Hàng gửi bán.
- TK 5111 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
- TK 5211 – Chiết khấu thương mại.
- TK 5212 – Giảm giá hàng bán.
- TK 5213 – Hàng bán bị trả lại.
- TK 632 – giá vốn hàng bán.
- TK 421 – Lợi nhuận chưa phân phối
- TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh….
* Kế toán sản xuất
Kế toán sản xuất là quá trình tổng hợp lại những chi phí phát sinh trong quá trình doanh nghiệp sản xuất tạo ra sản phẩm. Kế toán viên từ đó tổng hợp một cách trực tiếp hoặc gián tiếp vào tài khoản chi phí sản xuất để tính ra được giá thành thực tế của sản phẩm đã hoàn thành.
Các loại sổ sách và chứng từ dùng trong kế toán sản xuất như: Sổ cái tài khoản, sổ chi tiết tài khoản mua hàng, bán hàng, mua công cụ dụng cụ, nguyên vật liệu, sổ chi tiết hàng hóa, phiếu nhập – xuất kho hàng bán,…
Các tài khoản kế toán thường dùng trong kế toán sản xuất như:
- TK 111 – Tiền mặt
- TK 112 – Tiền gửi ngân hàng
- TK 142 – Chi phí trả trước
- TK 152 – Nguyên vật liệu
- TK 153 – Công cụ dụng cụ (có 4 nhóm tài khoản cấp 2)
- TK 1531 – Công cụ dụng cụ
- TK 1532 – Bao bì luân chuyển
- TK 1533 – Đồ dùng cho thuê
- TK 1534 – Thiết bị, phụ tùng thay thế
- TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dang dở
- TK 155 – Thành phẩm
- TK 214 – Hao mòn TSCĐ
- TK 334 – Phải trả công nhân viên (có 2 nhóm tài khoản cấp 2)
- TK 3341 – Phải trả công nhân viên
- TK 3348 – Phải trả lao động khác
- TK 335 – Chi phí phải trả
- TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (có 4 nhóm tài khoản cấp 2)
- TK 3382 – Kinh phí công đoàn
- TK 3383 – Bảo hiểm xã hội
- TK 3384 – Bảo hiểm y tế
- TK 3386 – Bảo hiểm thất nghiệp
- TK 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp
- TK 627 – Chi phí sản xuất chung,….
Đây là các tài khoản kế toán thường dùng trong kế toán sản xuất theo Thông tư 200. Kế toán viên cần nắm rõ và hạch toán đúng với các tài khoản theo quy định.
* Kế toán xây dựng
Kế toán xây dựng là kế toán thực hiện các công việc kế toán trong doanh nghiệp xây dựng công trình. Kế toán xây dựng tách chi phí cho từng công trình riêng biệt (chi phí của công trình nào thì kế toán viên phải tập hợp vào giá trị của công trình đó).
Tập hợp tất cả các loại chi phí phát sinh và cấu thành nên giá thầu công trình bằng hoặc gần bằng giá trên bản dự toán do bộ phần kỹ thuật cung cấp để từ đó, kế toán viên dựa vào chi phí này để xác định giá vốn đưa vào hạch toán cho công trình theo từng khoản mục chi phí.
Các tài khoản kế toán thường dùng trong kế toán xây dựng theo Thông tư 200 như:
- TK 111 – Tiền mặt
- TK 112 – Tiền gửi ngân hàng
- TK 142 – Chi phí trả trước
- TK 241 – Xây dựng cơ bản dở dang
- TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu
- TK 334 – Phải trả người lao động (có 2 nhóm tài khoản cấp 2)
- TK 214 – Hao mòn TSCĐ
- TK 242 – Chi phí trả trước dài hạn
- TK 621 – Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp
- TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp
- TK 623 – Chi phí sử dụng máy thi công (có 6 nhóm tài khoản cấp 2)
- TK 6231 – Chi phí nhân công
- TK 6232 – Chi phí NVL
- TK 6233 – Chi phí dụng cụ sản xuất
- TK 6234 – Chi phí khấu hao máy thi công
- TK 6237 – Chi phí dịch vụ mua ngoài
- TK 6238 – Chi phí bằng tiền khác
- TK 627 – Chi phí sản xuất chung,…
Những tài khoản trên là các tài khoản kế toán thường dùng trong doanh nghiệp mà Văn Bản Kế Toán chia sẻ cho các bạn. Tuy nhiên, trong quá trình hạch toán các tài khoản kế toán thường dùng này, kế toán viên cần lưu ý sử dụng đúng hệ thống tài khoản theo đúng Thông tư mà doanh nghiệp các bạn đã áp dụng từ ban đầu.
4. So Sánh Hệ Thống Tài Khoản Kế Toán Theo Thông tư 200, Thông tư 133
Sự khác biệt hệ thống tài khoản kế toán giữa Thông tư 200 và Thông tư 133 sẽ được tổng hợp trong bảng dưới đây:
Nội dung | Thông tư 200 | Thông tư 133 |
1. Kế toán tiền | Vàng tiền tệ được phản ánh trong TK 1113, TK 1123 là vàng được sử dụng cho các chức năng cất giữ giá trị (không bao gồm vàng là hàng tồn kho sử dụng với mục đích là NVL) | Không hướng dẫn hạch toán về khoản vàng tiền tệ |
2. Kế toán khoản phải thu khác và các tài khoản cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược | Phản ánh các khoản cầm cố, thế chấp, ký cược, ký quỹ vào TK 244 | Phản ánh các khoản cầm cố, thế chấp, ký cược, ký quỹ vào TK 1386 |
3. Kế toán hàng tồn kho | Bao gồm cả hàng hóa được lưu giữ tại kho bảo thuế của doanh nghiệp trong danh mục hàng tồn kho | Không bao gồm hàng hóa được lưu giữ tại kho bảo thuế của doanh nghiệp trong danh mục hàng tồn kho |
4. Phải trả, phải nộp khác và các khoản nhận ký cược, ký quỹ | – Các khoản nhận ký cược, ký quỹ sẽ được hạch toán vào TK 344
– Bảo hiểm thất nghiệp sẽ được hạch toán vào TK 3386 – Phải trả về cổ phần hóa sẽ được hạch toán vào TK 3385 |
– Các khoản nhận ký cược, ký quỹ sẽ được hạch toán vào TK 3386
– Bảo hiểm thất nghiệp sẽ được hạch toán vào TK 3385 – Không có TK phải trả về cổ phần hóa |
5. Các TK liên quan đến việc trích lập và sử dụng Quỹ | Có quy định riêng về TK dùng để ghi nhận việc trích lập và sử dụng quỹ thuộc nguồn vốn chủ sở hữu sẽ được hạch toán từ TK 414 → TK 466 | Sẽ sử dụng TK 418 để ghi nhận và phản ánh tất cả các quỹ thuộc nguồn vốn chủ sở hữu |
6. Các khoản giảm trừ doanh thu | Sẽ được hạch toán vào TK 521 | Sẽ được hạch toán vào TK 511 |
Như vậy, Văn Bản Kế Toán đã chia sẻ cho các bạn các tài khoản kế toán thường dùng trong doanh nghiệp cũng như chỉ ra sự khác biệt về hệ thống tài khoản giữa Thông tư 200 và Thông tư 133. Hy vọng những thông tin trên đã giúp ích cho các bạn trong công việc kế toán. Chúc các bạn thành công! Xem thêm: