Các điểm mới về lương hưu, bảo hiểm xã hội từ năm 2019
Năm 2018 đã có nhiều thay đổi về lương, chế độ bảo hiểm xã hội. Nên nhiều bạn vẫn còn chưa rõ về những điểm thay đổi mới về lương hưu, bảo hiểm xã hội. Sau đây Văn bản kế toán xin gửi đến bạn một số điểm mới nổi bật về lương hưu, bảo hiểm xã hội (BHXH) có hiệu lực từ năm 2019
>>> Xem thêm: Xác định quyền lợi của người tham gia BHYT 5 năm liên tục
1. Tiền lương hưu với lao động nam nghỉ hưu vào năm 2019
Kể từ ngày 1/1/2019, một số quy định mới về mức lương hưu của lao động nam bắt đầu có hiệu lực thi hành.
Mức lương hưu hằng tháng của lao động nam (nghỉ hưu vào năm 2019) đủ điều kiện quy định tại Luật BHXH 2014 được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH nếu đóng BHXH đủ 17 năm. khoa hoc lap bao cao tai chinh cap toc
Sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH, lao động nam được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.
Nội dung nêu trên được căn cứ vào Khoản 2 Điều 56 và Khoản 2 Điều 74 Luật BHXH 2014.
Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm.
2. Chi phí quản lý BHXH, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) năm 2019
Theo Nghị quyết 528/2018/UBTVQH14 về chi phí quản lý BHXH, BHTN giai đoạn 2019 – 2021 thì mức chi quản lý BHXH, BHTN năm 2019 được thực hiện như sau:
– Mức chi phí quản lý BHXH bằng 2,15% dự toán thu, chi BHXH (trừ số chi đóng bảo hiểm y tế (BHYT) cho người hưởng BHXH) được trích từ tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ BHXH;
– Mức chi phí quản lý BHTN bằng 2,15% dự toán thu, chi BHTN (trừ số chi đóng BHYT cho người hưởng BHTN) được trích từ quỹ BHTN; học thực hành kế toán ở đâu
– Trường hợp thực hiện thu, chi BHXH, BHTN trong năm không đạt dự toán, thì mức chi phí quản lý quy định nêu trên tính trên số thực thu, thực chi.
Nghị quyết 528/2018/UBTVQH14 bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2019.
3. Điều chỉnh lương hưu cho lao động nữ
Nghị định 153/2018 có hiệu lực từ ngày 24/12 quy định chính sách điều chỉnh lương hưu đối với lao động nữ bắt đầu hưởng lương hưu từ năm 2018 đến năm 2021, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 20 năm đến 29 năm 6 tháng như sau:
Mức điều chỉnh sẽ được tính bằng mức lương hưu theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 tại thời điểm bắt đầu hưởng lương hưu nhân với tỷ lệ điều chỉnh tương ứng với thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội và thời điểm hưởng lương hưu. khóa học xuất nhập khẩu thực tế tphcm
Nếu nghỉ hưu năm 2018, tỷ lệ điều chỉnh cao nhất là 12,3%; thấp nhất là 1,08%, tùy thuộc vào thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.
Nếu nghỉ hưu năm 2019, tỷ lệ điều chỉnh cao nhất là 9,23%, thấp nhất là 0,81%, tùy thuộc vào thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội. phân tích tài chính
Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, số lao động nữ bắt đầu hưởng lương hưu trong giai đoạn 2018-2021 và số người có từ 20 năm đến 29 năm 6 tháng đóng bảo hiểm xã hội là khoảng 91.000, gồm 20.500 người nghỉ hưu vào năm 2018; 22.000 người vào năm 2019; 23.500 người vào năm 2020 và 25.100 người vào năm 2021.
Trên đây là những điểm mới về lương hưu và bảo hiểm xã hội từ năm 2019. Mong rằng những thông tin mà Văn bản kế toán chia sẻ trong bài viết sẽ hữu ích với bạn!.
Bạn đọc quan tâm có thể tham khảo thêm bài viết Xác định tiền đóng bảo hiểm bắt buộc hàng tháng trong doanh nghiệp mới nhất
Nếu bạn có nhu cầu theo học kế toán mà chưa lựa chọn được trung tâm kế toán uy tín có thể theo dõi bài viết: Học kế toán thực hành ở đâu tốt nhất