05 thay đổi quan trọng về Bảo hiểm xã hội trong năm 2020
Luật bảo hiểm xã hội đã có nhiều chỉnh sửa và thay đổi trong năm 2020. Điều này sẽ có liên quan mật thiết đến bộ phận người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội. Việc hiểu biết về những thay đổi này sẽ giúp người lao động bảo vệ quyền lợi cá nhân
Xem thêm: Chưa hết thời hạn nghỉ thai sản lao động nữ có được đi làm không?
1. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần.
(Lưu ý: Áp dụng đối với người lao động thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương này.)
Tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01/01/2016 – 31/12/2019 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 15 năm cuối trước khi nghỉ hưu. lớp học kỹ năng giao tiếp
Tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01/01/2020 – 31/12/2024 thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 20 năm cuối trước khi nghỉ hưu. các phương thức thanh toán quốc tế
Khoản 1, Điều 62 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014
2. Tăng độ tuổi hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.
Từ ngày 01/01/2016 nam đủ 51 tuổi, nữ đủ 46 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động.
Từ năm 2020 trở đi nam đủ 55 tuổi và nữ đủ 50 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì mới đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động.
Khoản 1, Điều 55 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014
3. Cách tính lương hưu hằng tháng đối với lao động nam.
Mức lương hưu hằng tháng của lao động nam nghỉ hưu vào năm 2019 được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội tương ứng với 17 năm đóng bảo hiểm xã hội.
Mức lương hưu hằng tháng của lao động nam nghỉ hưu vào năm 2020 được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội tương ứng với 18 năm đóng bảo hiểm xã hội.
Khoản 2, Điều 56 và Khoản 2, Điều 74 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014
4. Thay thế Sổ bảo hiểm xã hội bằng thẻ bảo hiểm xã hội
Đến năm 2020, sổ bảo hiểm xã hội sẽ được thay thế bằng thẻ bảo hiểm xã hội.
Khoản 2, Điều 96 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014
5. Hoàn thành việc xây dựng, vận hành cơ sở dữ liệu điện tử về quản lý bảo hiểm xã hội
Đến năm 2020 sẽ hoàn thành việc xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu điện tử về quản lý bảo hiểm xã hội trong phạm vi cả nước. chứng chỉ kế toán trưởng online
Chính phủ đã giao Bảo hiểm xã hội Việt Nam xây dựng trình Thủ tướng Đề án “Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, đẩy mạnh xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm xã hội, bảo đảm tính kết nối, chia sẻ dữ liệu với các cơ sở dữ liệu quốc gia có liên quan”.
Khoản 2, Điều 9 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014
Trên đây là tổng hợp 05 thay đổi quan trọng về Bảo hiểm xã hội trong năm 2020. Người tham gia bảo hiểm xã hội, doanh nghiệp và cơ quan Bảo hiểm thuộc các trường hợp nêu trên cần sớm cập nhật các thay đổi mới nhất để có thể nắm bắt thông tin và sẵn sàng thực hiện chuyển đổi theo đúng quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2014. quản trị hành chính nhân sự
Có thể bạn quan tâm: Thời hạn bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp mới nhất
Văn bản kế toán mong rằng bài viết hữu ích với các bạn. Để làm tốt các công việc kế toán thực tế các bạn có thể tham gia các khóa học kế toán thực hành tại trung tâm. Tham khảo bài viết để lựa chọn được địa chỉ học kế toán thực hành chất lượng: Học kế toán ở đâu tốt nhất TPHCM
cho em hỏi việc hưởng chế độ thai sản ng lao động có cần đóng bh liên tục 6 tháng trong vòng 12 tháng trc khi sinh k ạ. hay gián đoạn cũng đk ạ, do trong thời kì mang thai e làm việc tại 2 cty khác nhau ạ
Không nhất thiết phải đóng liên tục 6 tháng ạ. Bạn đóng đủ 6 tháng trong vòng 12 tháng trước sinh là được ạ.